Dị vật chui vào mũi trẻ khiến trẻ khó chịu, đồng thời có khả năng gây ra những tình huống xấu như kích ứng niêm mạc mũi, gây viêm nhiễm, phù nề, thậm chí, có khả năng trở thành dị vật đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi xử lý dị vật mũi cho trẻ, cần chú ý đến tính an toàn, hiệu quả và nhanh chóng. Trong quá trình đó, không ít người thường mắc các sai lầm cơ bản khiến tình trạng dị vật mũi trẻ thêm phức tạp hơn.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan dị vật chui vào trong mũi trẻ
1.1. Dị vật chui vào mũi của trẻ là gì?
Tình huống dị vật mũi có thể ít hơn so với dị vật tai và họng, nhưng vẫn vô cùng dễ gặp. Dị vật mũi ở trẻ có thể là chất rắn, chất lỏng lạ xuất hiện trong mũi trẻ. Trong đó, tình trạng sặc nước, sặc sữa khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, đồ ăn, mảnh đồ chơi hay bất cứ vật dụng nào cũng có thể trở thành dị vật trong mũi trẻ.
Trong một số tình huống khác, dị vật chui vào trong mũi trẻ là những động vật, côn trùng quanh chúng ta như gián, kiến, ruồi,… Điều này hoàn toàn có thể xảy ra kể cả khi trẻ thức hay ngủ. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh chưa biết phản ứng tránh những côn trùng này, thì việc chúng chui vào mũi trẻ là điều mà cha mẹ cần phải đề phòng.
1.2. Biểu hiện khi trẻ gặp tình trạng dị vật mũi
Tùy theo từng trường hợp, mà những dấu hiệu của việc dị vật trong mũi cũng được thể hiện khác nhau. Trong khi một số dị vật nhỏ vô tri có thể chỉ khiến cho chúng ta có giảm giác vướng ở mũi, hoặc thậm chí không có triệu chứng gì, thì nhiều dị vật lại khiến trẻ có những biểu hiện rõ ràng và tiêu cực:
– Ngứa mũi, liên tục dụi mũi khiến trẻ khó chịu. Điều này có thể do dị vật trong mũi trẻ có hình dạng đặc biệt hoặc có khả năng kích ứng như côn trùng hoặc đồ ăn.
– Trẻ bị chảy máu mũi. Điều này có thể do dị vật gây xước hoặc đâm vào thành niêm mạc mũi. Bên cạnh đó, nếu dị vật là côn trùng, chúng có thể cắn và gây chảy máu cho người bệnh.
– Mũi của trẻ chảy dịch. Điều này khá phổ biến do khi dị vật vào trong mũi thường khiến mũi bị kích ứng và chảy dịch. Chảy dịch mũi khi này thường xuất hiện 1 bên. Một số ít trường hợp cũng có thể chảy mũi hai bên.
– Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng niêm mạc mũi. Điều này thường là hệ quả từ quá trình dị vật gây kích ứng sau một thời gian dài. Khi đó, niêm mạc mũi có thể bị sưng, viêm nhiễm, phù nề.
– Hiện tượng khó thở, tắc thở khi dị vật rơi xuống khu vực hạ họng và bít tắc đường thở. Khi này, dị vật không còn ở trong mũi nữa. Bạn cần phải đến các cơ sở y tế có khả năng phẫu thuật Tai Mũi Họng để xử lý.
2. Trẻ bị dị vật chui vào mũi có nguy hiểm không?
Nếu trẻ bị dị vật mũi và xử lý nhanh chóng thì sẽ không cần lo lắng gì về vấn đề nguy hiểm. Tuy nhiên, dị vật trong mũi trẻ nếu để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn:
– Vấn đề viêm nhiễm và nguy cơ các bệnh hô hấp: Việc dị vật trong mũi lâu có thể làm trầy xước mũi trong và gây tình trạng viêm nhiễm. Thông thường, trẻ có thể bị sốt, ốm. Ngoài ram viêm nhiễm mũi cũng có nguy cơ gây sự lây lan, tại ra các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan,…
– Dị vật mũi có khả năng thành dị vật đường thở và đường tiêu hóa. Đó là khi dị vật mũi rơi xuống khoang hầu họng và di chuyển theo hướng tiêu hóa. Chúng có thể trở thành dị vật ở các khu vực khác nhau trong quá trình di chuyển đến dạ dày. Điều này cũng có nghĩa là dị vật có thể gây bít tắc đường thở, gây ngạt thở, khó thở, thậm chí là tắc thở nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Ngoài ra, tình trạng dị vật là sinh vật sống cần được giải quyết càng nhanh càng tốt. Bởi, rất nhiều côn trùng có thể tấn công mũi trẻ với việc cắn, đốt,… Chúng cũng có thể di chuyển sâu và bên trong, làm tổ hoặc đến các vị trí khác thông với mũi và gây ra nhiều nguy hiểm không lường được.
3. Xử lý đúng cách khi dị vật chui vào mũi của trẻ
Do những rắc rối và nguy cơ không lường trước của tình huống dị vật trong mũi trẻ, người lớn cần chú ý nhận biết dấu hiệu và nghi ngờ dị vật trong mũi trẻ để xử trí kịp thời.
3.1. Giúp trẻ thực hiện lấy dị vật khỏi mũi
Với những trẻ có nhận thức và dị vật nhỏ, có thể dễ dàng di chuyển qua đường mũi, người lớn có thể hướng dẫn trẻ xì mũi để loại bỏ dị vật. Cũng cần cảnh giác trong khi thực hiện cách này, trẻ sẽ vô tình hít mạnh vào. Điều này làm cho dị vật bị hút vào bên trong và khó lấy hơn.
Với tình huống trẻ nhỏ chưa thể thực hiện theo hướng dẫn của cha mẹ hay tình huống dị vật bít hết ống mũi, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và loại bỏ dị vật với thiết bị và phương pháp phù hợp.
Tình huống dị vật là côn trùng, cần ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ giúp bất hoạt côn trùng và lấy ra bằng cách phù hợp, an toàn cho trẻ.
3.2. Những sai lầm cần tránh khi xử lý dị vật mũi cho trẻ
Một số điều có thể là sai lầm của cha mẹ khi xử lý dị vật cho trẻ. Cha mẹ chú ý không cố gắng lấy dị vật trong mũi trẻ bằng tay hoặc vật nhọn. Điều này có thể vô tình đẩy dị vật càng sâu vào trong mũi hơn, gây khó khăn trong việc điều trị sau này.
Một số người dùng bông hoặc vải bịt cửa mũi. Điều này có thể khiến trẻ khó thở và hít vào mạnh hơn, khiến dị vật đi vào sâu hơn.
Cha mẹ cũng không nên tự ý để lôi hoặc xử lý côn trùng trong mũi trẻ. Côn trùng có thể hoảng loạn loạn, di chuyển sâu hơn, thậm chí là cắn hoặc hành động nguy hiểm cho trẻ.
3.3. Chăm sóc trẻ sau khi lấy dị vật mũi
Sau khi được các bác sĩ lấy dị vật mũi, trẻ cần được kiểm tra xem liệu có xảy ra vấn đề viêm nhiễm không. Trường hợp côn trùng trong mũi có thể vệ sinh, đẻ trứng trong mũi. Do đó, việc kiểm tra này rất cần thiết. Các bác sĩ sẽ căn cứ từng trường hợp để xử lý sau khi lấy dị vật mũi. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đưa ra những thông tin cần thiết để cha mẹ phối hợp chăm sóc bé sau khi được lấy dị vật.
Như vậy, khi dị vật chui vào mũi trẻ, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các cơ quan y tế. Tránh việc để dị vật lâu trong mũi, có khả năng tạo ra những nguy cơ xấu cho sức khỏe của trẻ. Đồng thời, cần kiểm tra sau khi lấy dị vật và chăm sóc trẻ theo cách phù hợp, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.