Viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ em làm sưng đau vị trí quanh tại dưới hàm và tình trạng mệt mỏi, quấy khóc, sốt,… ở trẻ. Vậy, nguyên nhân nào gây nên tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai, và liệu bệnh lý này có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, xử trí bệnh thế nào nhanh chóng và đúng cách? Hãy cùng TCI tìm hiểu về bệnh viêm tuyến nước bọt ở mang tai với trẻ trong bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Viêm tuyến nước bọt mang tai do đâu hình thành?
Ở trẻ em, bệnh lý viêm tuyến nước bọt mang tai xảy ra khá phổ biến và được hình thành từ nhiều nguyên nhân:
– Do trẻ bị nhiễm khuẩn và bị bệnh, với hai loại vi khuẩn thường gặp nhất là Staphylococcus và Streptococcus. Trẻ có thể bị nhiễm các vi khuẩn này do tiếp xúc trực tiếp với những người bị nhiễm trùng răng miệng, viêm tai xương chũm,…
– Trẻ bị nhiễm Paramyxo – 1 loại virus lây truyền qua đường hô hấp, thường tấn công vào tuyến nước bọt. Đây cũng là virus gây nên các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm tụy, viêm tinh hoàn, viêm não,…
– Trẻ sử dụng một số loại thuốc đặc biệt như trị liệu ung thư, trầm cảm, histamin,… đều có thể dẫn đến việc viêm tuyến nước bọt mang tai. Tuy nhiên, nguyên nhân này khó bắt gặp ở trẻ.
– Một số nguyên nhân khác gây viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ có thể kể đến như tình trạng nhiễm nấm, nhiễm độc, bị bệnh hệ thống,…
2. Hướng dẫn cha mẹ nhận biết bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ
Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai hình thành biểu hiện khá sớm và có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể nhận định được bệnh với những triệu chứng điển hình như:
– Trẻ có dấu hiệu sưng vùng mang tai hoặc khu vực mang tai và hàm bên cũng như các vị trí quanh mang tai.
– Trẻ tiết nước bọt ít hơn, đặc quánh hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do tình trạng viêm làm tắc nghẽn tuyến nước bọt. Điều này sẽ khiến trẻ đối diện với nhiều vấn đề nguy cơ về răng miệng và hệ tiêu hóa.
– Trẻ bị sưng hạch ở góc hàm hoặc khu vực đầu cổ.
– Trẻ mất vị giác, chán ăn, không cảm nhận được đồ ăn do khi nước bọt giảm tiết làm ảnh hưởng đến vị giác của trẻ.
– Trẻ ăn uống khó khăn, cảm giác khó và đau khi mở miệng cũng như ăn uống.
– Một số triệu chứng nhiễm trùng toàn thân có thể bắt gặp ở trẻ như: sốt cao, có mủ trong miệng, cảm giác chán ăn, ớn lạnh,…
3. Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ có nguy hiểm không?
Thực tế, viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ không phải là bệnh lý nguy hiểm với biến chứng nghiêm trọng. Bệnh cũng không lây nhiễm giữa các trẻ hay những thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh luôn gây sự khó chịu và bất tiện cho trẻ. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm này để lâu sẽ tạo cơ hội cho mủ tích tụ và hình thành các khối áp xe tuyến nước bọt.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ là u ác tính. Nếu trẻ trong trường hợp này, cha mẹ cần chú ý và đề phòng. Viêm tuyến nước bọt mang tai khi này thường tái phát liên tục và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các cơ quan khác của trẻ. Viêm tuyến nước bọt mang tai cũng có thể gây nhiễm trùng da, viêm họng Ludwig do virus, vi khuẩn từ tuyến nước bọt tràn ra.
4. Cách điều trị và chăm sóc cho trẻ bị viêm tuyến nước bọt mang tai
Việc điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai sẽ do bác sĩ chỉ định thuốc tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh của trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho con uống kháng sinh khi bị bệnh. Bởi, kháng sinh không có tác dụng khi bệnh của trẻ do virus gây nên. Thêm nữa, việc lạm dụng kháng sinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Kháng sinh chỉ nên uống trong trường hợp bác sĩ chỉ định.
4.1. Cha mẹ chú ý chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách
– Khi trẻ sốt trên 38,5 độ hoặc đau nhiều, cần cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện chườm ấm tích cực phù hợp.
– Thực hiện việc vệ sinh mũi miệng, thân thể trẻ phù hợp. Ngoài ra, cần vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, các đồ dùng của trẻ. Trước khi nấu đồ ăn hay chuẩn bị các món cho trẻ, cần đảm bảo đã rửa tay sạch sẽ.
– Cha mẹ chú ý khi cho con ăn uống. nên chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm dễ tiêu, dễ nuốt.
– Nên chia nhiều bữa trong ngày, cho trẻ ăn theo nhu cầu, không ép trẻ ăn nếu trẻ không thể ăn.
– Đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi có những triệu chứng nặng để điều trị kịp thời, tránh để lâu làm bệnh biến chứng nguy hiểm.
4.2. Khi nào tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ cần nằm viện điều trị?
Ở mức độ nhẹ, bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai ở trẻ có thể được điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, các thể bệnh nặng, cần nghi ngờ bệnh và đưa con đến bác sĩ điều trị.
Cha mẹ đưa trẻ đến khám tại viện nếu trẻ có những dấu hiệu như: sốt quá cao; tình trạng khó thở, khó nuốt ở trẻ; trẻ quấy khóc nhiều; trẻ bỏ bú, ăn kém; trẻ bị nôn trớ; co giật; trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
5. Phòng ngừa đúng cách để tránh viêm tuyến nước bọt mang tai cho trẻ
Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai hầu như không có cách phòng ngừa. Để giảm nguy cơ bị bệnh của trẻ, cha mẹ nên nhắc nhở con giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng chỉ nha khoa và vệ sinh răng 2 lần mỗi ngày.
Do khó đề phòng bệnh, nên cha mẹ cần nắm bắt các dấu hiệu bị bệnh ở trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y khoa uy tín đến được thăm khám và điều trị đúng cách, tránh những triệu chứng lâu dài và biến chứng bệnh gây ra.
Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu để lâu cũng có thể để lại những ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Do đó, cha mẹ không nên coi thường bệnh mà chậm trễ trong việc điều trị. Đây cũng là cách cần thiết để con sớm loại bỏ những triệu chứng khó chịu bệnh gây ra.