Tình trạng tiêu xương răng và mức độ nguy hiểm

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Ngô Việt Anh

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Sau khi mất răng, một trong những hậu quả nghiêm trọng chính là tiêu xương răng. Tình trạng tiêu xương răng gây ra rất nhiều cản trở trong các hoạt động thường ngày của bệnh nhân như quá trình ăn uống, tính thẩm mỹ, … Do đó, người bệnh cần ngăn chặn hoặc điều trị nhanh chóng để hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng.

1. Thế nào là tình trạng tiêu xương răng?

Tình trạng tiêu xương răng là biểu hiện của sự suy giảm mật độ, số lượng, chiều cao và thể tích của xương ở ổ răng, xung quanh chân răng. Xương ổ răng khá mềm do đó dễ bị tiêu hõm. Đặc biệt, do chỉ là tổ chức muối khoáng sinh học chúng dễ bị tiêu khi gặp sự tấn công của vi khuẩn hoặc có khoảng rỗng xuất hiện.

Có 3 nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm là do hàm giả tháo lắp, viêm nha chu hoặc mất răng:

– Mang hàm giả tháo lắp: Có rất nhiều bệnh nhân đã bị mất răng sau khi mang hàm giả tháo lắp.

– Viêm nha chu: Khi nướu răng bị tụt lợi khiến chân răng bị hở. Điều này sẽ kéo theo tình trạng xương và phần dây tràng bao bọc ở quanh răng đều sẽ bị tiêu hủy.

– Tình trạng mất răng: Khi người bệnh bị mất răng, xương hàm sẽ có 1 khoảng trống ở vị trí chân răng. Khi đó, không còn lực nhai tác động của răng tới xương hàm lâu dần sẽ hướng tới tiêu xương. Trung bình, sau khi bị mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương hàm sẽ từ từ suy giảm. Sau đó, trong vòng 12 tháng đầu tiên, có tới 25% xương ở vị trí răng mất sẽ bị tiêu biến mất. Và sau khoảng 3 năm, xương hàm sẽ tiêu biến tới 50 – 60.

2. Phân loại tiêu xương răng

Tình trạng tiêu xương răng ở mỗi người là không giống nhau. Sau đây là một số dạng tiêu xương thường gặp:

2.1 Tiêu xương chiều ngang

Trong trường hợp này, độ rộng của những xương hàm ở vị trí bị mất chân răng sẽ dần thu hẹp lại. Cùng với đó, vùng xương ở gần sẽ giãn ra dẫn tới xâm lấn sang những khoảng trống xương mới bị tiêu đi. ĐIều này sẽ khiến những răng lân cận ngày càng xô lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ. Trước tình trạng này, người bệnh có thể bị mất tự tin và gặp cản trở trong giao tiếp.

2.2 Tiêu xương chiều dọc

Khi này, phần xương hàm ở dưới nướu sẽ bị tiêu hõm xuống. Thậm chí có những phần trũng sâu hơn so với những vị trí xung quanh. Lây ngày, vùng nướu ở vị trí bị tiêu xương cũng sẽ dần bị teo nhỏ lại.

2.3 Tiêu xương ở xoang

Khi phần hàm trên bị mất răng, các đỉnh xoang sẽ có dấu hiệu tràn xuống. Cùng với đó, độ rộng của các xoang tăng dần nếu không được lắp răng giả thay thế.

2.4 Tiêu xương toàn bộ

Trường hợp này xảy ra khi người bệnh bị mất nhiều răng ở cả 2 hàm trên và dưới. Khi đó, những biểu hiện tiêu xương sẽ dễ phát hiện vì trường hợp này gây ra nhiều thay đổi lớn trên gương mặt.

2.5 Xương hàm bị hạ thấp

Khi tình trạng tiêu xương răng không sớm được điều trị, chúng sẽ kéo theo những ảnh hưởng tới các ống thần kinh bên dưới. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn với quá trình hồi phục xương hàm khi sử dụng những phương pháp phục hình răng giả.

3. Mức độ nguy hiểm của tiêu xương răng

Việc tiêu xương răng sẽ dẫn tới rất nhiều ảnh hưởng đối với người bệnh. Nó không chỉ dừng ở việc mất đi tính thẩm mỹ mà còn là những vấn đề về sức khỏe:

3.1 Tụt nướu

tình trạng tiêu xương răng

Tiêu xương răng có thể dẫn tới nướu bị tụt

Khi xương ổ răng bị tiêu, chiều cao và độ rộng của thành xương sẽ bị giảm. Khả năng nâng đỡ nướu sẽ không còn. Do đó, tình trạng tụt nướu sẽ xảy ra, bờ nướu bị mỏng dần và làm lộ chân răng. Tình trạng này sẽ chính là một điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào bên trong nướu và chân răng. Điều này dẫn tới khoảng nướu bị tiêu xương sẽ trũng xuống khiến tính thẩm mỹ của vị trí tiêu xương chân răng mất đi.

3.2 Di răng

Điều này này có thể nhận biết khi các răng trên và cận vùng tiêu xương bị di lệch sang những vị trí bên cạnh. Răng sẽ bị xô lệch, không thẳng hàng gây mất tính thẩm mỹ và thậm chí là yếu hơn bình thường, chức năng ăn nhai không được đảm bảo.

3.3 Tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm chính là một hệ quả tất yếu của tiêu xương răng. Tình trạng này diễn ra ở cả hàm trên và dưới. Kích thước của hàm sẽ bị thay đổi. Hiện tượng này rõ nét nhất là ở những bệnh nhân bị mất nhiều răng hoặc mất toàn hàm. Khi đó, người bệnh sẽ phải mang cầu răng hay răng giả toàn hàm.

3.4 Móm và lão hóa sớm

Khi phần xương hàm bị tiêu biến, nướu răng cũng sẽ bị thu nhỏ lại làm hóp má. Hiện tượng này gây ảnh hưởng lớn tới sự hài hòa của gương mặt. Gương mặt sẽ trở nên già nua, có dấu hiệu như bị lão hóa. Với những bệnh nhân bị tiêu xương toàn hàm, tình trạng này được thể hiện càng rõ nét.

3.5 Việc phục hình răng bị cản trở

tình trạng tiêu xương răng

Sau khi bị tiêu xương răng, răng của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng, gây di lệch, nghiêng vẹo không thẳng hàng

Vì sau khi tiêu xương, răng bị di lệch, xương hàm ở phần lợi bị tiêu xương trũng xuống. Điều này khiến việc trồng răng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

4. Cách phòng ngừa răng bị tiêu xương

Để phòng tránh nguy cơ bị tiêu xương răng, mỗi người nên chủ động thực hiện cho mình những biện pháp phòng ngừa sau:

tiêu xương răng

Kiểm tra nha khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn được kiểm soát

– Lưu ý về chế độ chăm sóc răng miệng. Cụ thể, ta nên thực hiện khám định kỳ nha khoa 6 tháng / lần; Hạn chế tối đa ăn những món không có lợi như đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích, các món ăn quá nóng, quá lạnh, …; Khi phát hiện bất kì dấu hiệu bất thường nào cần đi kiểm tra ngay.

– Trong trường hợp bệnh nhân đã bị mất răng, lưu ý hãy tiến hành trồng răng Implant càng sớm càng tốt. Khi đó, việc cấy ghép trụ Titanium sẽ được thực hiện rồi gắn khớp nối vào bên trong xương hàm. Bên trên sẽ là phần thân răng sứ giúp phục hình răng một cách tối ưu. Chân răng Implant sẽ đóng vai trò thay thế chân răng đã mất. Từ đó, lực nhai của xương hàm sẽ được duy trì, ngăn chặn nguy cơ bị tiêu xương.

5. Phương pháp điều trị cho người bị tiêu xương hàm

Thông thường, để điều trị tiêu xương hàm, bệnh nhân cần thực hiện nâng xoang và cấy ghép Implant. Sau khi đã cấy ghép xương, vết thương của người bệnh sẽ có thể lành lại trong khoảng 14 ngày. Khi đó, các tế bào xương đã được ghép sẽ tiến hành nhân lên và phát triển, tạo thành xương mới. Phần xương mới này đóng nhiệm vụ bù vào lượng xương đã bị tiêu mất.

Chúng ta đã vừa tìm hiểu về tình trạng tiêu xương răng cũng như nhận thấy mức độ nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện có những triệu chứng bất thường, người bệnh hãy tới gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra và kịp thời điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital