Tình trạng răng nhiễm Tetracycline, đâu là nguyên nhân?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Hiện nay, tình trạng răng nhiễm Tetracycline không còn hiếm gặp. Khi bị nhiễm Tetracycline, hàm răng phải chịu nhiều tác động xấu về sức khỏe lẫn tính thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân gây và phương pháp khắc phục tình trạng này là gì?

1. Tình trạng răng nhiễm Tetracycline là gì?

Tetracyline (gọi tắt là Tetra) là một loại kháng sinh phổ rộng. Loại kháng sinh này có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ như vi khuẩn gram dương, gram âm, vi khuẩn kị khí, … Nhờ vậy, Tetrecyline có thể điều trị một số bệnh như: Nhiễm khuẩn Chlamydia (nhiêm khuẩn đường tiết niệu, bệnh mắt hột, …), tiêu chảy cấp do khuẩn tả gây ra, Mycoplasma (bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn sinh dục, …).

Tình trạng răng nhiễm Tetracycline

Tình trạng răng bị nhiễm kháng sinh Tetracycline khiến răng bị ố vàng hoặc đen sẫm, loang lổ, …

Tuy nhiên, khi sử dụng Tetracycline, nhiều bệnh nhân đã xuất hiện những biểu hiện bất thường. Điều này là do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh. Điển hình là tình trạng răng bị nhiễm màu. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline còn có thể gây một số tác dụng phục khác. Ví dụ như khiến dạ dày khó chịu, tiết dịch âm đạo, có đốm trắng gây đau nhức trong miệng, … Nghiêm trọng hơn là đau đầu, sốt cao, phát ban đỏ, …

Tình trạng răng bị nhiễm kháng sinh Tetracycline khiến răng bị ố vàng hoặc đen sẫm, loang lổ, … Những răng bị nhiễm kháng sinh là răng tối màu từ trong mô răng. Sự nhiễm màu này hoàn toàn không giống so với nhiễm màu từ thực phẩm. Thời gian sử dụng thuốc càng lâu, tình trạng răng bị nhiễm màu, ố vàng sẽ càng nặng.

2. Nguyên nhân khiến răng bị nhiễm Tetracyline

Răng bị nhiễm màu Tetracycline thường bắt nguồn từ một vài nguyên nhân phổ biến sau:

2.1 Trẻ lạm dụng uống thuốc Tetracycline

Nguyên nhân khiến răng trẻ em bị nhiễm Tetracycline thường bắt nguồn từ giai đoạn 7 – 8 tuổi. Ở độ tuổi này, men răng của trẻ còn yếu. Do đó, răng sẽ dễ dàng chịu những tổn thương từ tác động của thuốc. Từ đó, trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ có một hàm răng vĩnh viễn bị sậm màu.

2.2 Mẹ bầu sử dụng Tetracycline

Uống kháng sinh Tetracycline kết hợp cùng canxi trong xương sẽ gây hỏng men răng. Khi đó, răng sẽ có màu nâu, vàng hoặc xám vĩnh viễn. Điều này còn gây ảnh hưởng tới sự phát triển xương của trẻ. Đặc biệt, nếu các mẹ bầu sử dụng loại thuốc này vào giai đoạn cuối thai kỳ sẽ khiến sự phát triển xương của con bị ngăn chặn.

3. Những ảnh hưởng của răng bị nhiễm Tetracycline

Tình trạng răng bị nhiễm màu kháng sinh nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Điển hình là thời điểm sử dụng thuốc, thời lượng và liều lượng dùng thuốc. Sự thay đổi màu sắc của răng sẽ từ màu tự nhiên chuyển sang vàng, nâu hoặc xám xanh. Tình trạng này có thể diễn ra ở một phần hoặc toàn bộ hàm răng. Và răng cũng có thể tồn tại những dải màu khác nhau, không đồng nhất.

Với những trường hợp nhiễm màu nặng hơn, răng có thể xuất hiện một vài khuyết điểm khác. Ví dụ như mất đi hình dạng tự nhiên của men răng, thay đổi cấu trúc răng, …

Bên cạnh đó, những hàm răng bị nhiễm màu kháng sinh thường không thể đảm bảo về độ khỏe mạnh. Chức năng ăn nhai của răng bị ảnh hưởng, dễ xuất hiện cảm giác ê buốt và nguy cơ mắc các bệnh lý cao hơn.

Tuy khi bị nhiễm màu Tetracycline, sức khỏe không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Thế nhưng tính thẩm mỹ của hàm răng lại xuống cấp trầm trọng. Điều này có thể khiến người bệnh mất đi sự tự tin, gặp khó khăn, cản trở trong giao tiếp hàng ngày.

4. Phương pháp điều trị răng nhiễm Tetracyline

Hiện nay, răng bị nhiễm màu do Tetracycline đã có thể được khắc phục bằng điều trị nha khoa. Phương pháp cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng nhiễm màu của răng.

4.1 Tình trạng răng nhiễm Tetracycline nhẹ

Những trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh nhẹ là khi chỉ bị thay đổi màu sắc chứ bên trong răng chưa bị ảnh hưởng. Khi này, người bệnh có thể áp dụng phương pháp tẩy trắng để cải thiện hàm răng.

Tình trạng răng nhiễm Tetracycline

Những trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh nhẹ là khi chỉ bị thay đổi màu sắc chứ bên trong răng chưa bị ảnh hưởng có thể cải thiện bằng tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là phương pháp cải thiện màu sắc, giúp răng trắng sáng hơn. Cụ thể, phương pháp này sẽ tạo ra phản ứng oxy hóa giữa thuốc tẩy cùng năng lượng ánh sáng. Những chuỗi protein trong răng bị cắt đứt từ đó loại bỏ được những vết xỉn màu, đem lại hàm răng trắng bóng như ban đầu.

4.2 Tình trạng răng nhiễm Tetracycline nặng

Răng nhiễm kháng sinh

Trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh do sử dụng Tetracyline quá lâu hoặc từ khi còn nhỏ cần cải thiện bằng bọc răng sứ

Trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh do sử dụng Tetracyline quá lâu hoặc từ khi còn nhỏ sẽ khiến răng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Khi ấy phương pháp tẩy trắng răng đơn thuần sẽ không còn tác dụng. Thay vào đó, bác sĩ sẽ sử dụng những phương pháp đem lại hiệu quả phục hình thẩm mỹ cao hơn như bọc răng sứ.

Thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt lớp răng thật bên ngoài với tỉ lệ phù hợp. Sau đó, phần mão sứ được lắp vào sẽ giúp phục hình thẩm mỹ cho hàm răng. Mão sứ sẽ được sản xuất theo đúng dấu răng riêng của mỗi người. Từ đó, độ ăn khớp về dáng răng sẽ được đảm bảo. Đồng thời, màu sắc của răng sau khi bọc sứ sẽ tự nhiên, hài hòa hơn, tính thẩm mỹ cao hơn.

5. Điều trị răng nhiễm Tetracyline hết bao lâu?

Thời gian kéo dài điều trị răng nhiễm Tetracycline sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của răng. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp cùng lộ trình điều trị phù hợp.

Đối với răng nhiễm màu kháng sinh nhẹ, cải thiện bằng phương pháp tẩy trắng thì thời gian tiêu tốn chỉ rơi vào 45 – 60 phút. Sau khi đã thực hiện, màu sắc trắng sáng của răng có thể duy trì từ 2 – 3 năm.

Với trường hợp nhiễm Tetracycline nặng, để cải thiện hàm răng cần áp dụng phương pháp bọc sứ. Khi đó, thời gian thực hiện sẽ cần từ 2 – 4 ngày. Trong khoảng thời gian này, người bệnh sẽ cần đến nha khoa 2 lần để thực hiện. Trong đó một lần để mài vùi răng và lấy dấu, lần tiếp theo sẽ gắn mão sứ hoàn thiện.

Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu những thông tin cơ bản và phương pháp điều trị tình trạng răng nhiễm kháng sinh Tetracycline. Hy vọng, những kiến thức trên sẽ có ích cho bạn để có thể áp dụng trong trường hợp cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital