Tình trạng hở van tim ba lá và mức độ nguy hiểm của bệnh

Tham vấn bác sĩ

Hở van tim ba lá là một bệnh lý tim mạch khá phổ biến hiện nay. Tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm, quá trình điều trị sẽ đạt nhiều hiệu quả. Bài viết sau đây giúp bạn hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh lý này.

1. Thông tin về bệnh hở van ba lá

Khi van ba lá không thể thực hiện được chức năng đóng chặt nữa sẽ làm ảnh hưởng tới việc điều hướng máu. Lúc này khiến máu bị chảy ngược vào trong tâm nhĩ phải (khi tâm thất phải co bóp). Tình trạng sẽ tạo ra các áp lực lên tim và thúc đẩy tim làm việc liên tục để có thể bù lại lượng máu đã bị trào ngược. Tình trạng diễn ra lâu dần sẽ hình thành suy tim.

Hở van tim ba lá

Tình trạng hở van ba lá là vấn đề tim mạch khá nguy hiểm

Những trường hợp bị hở van ba lá ở mức độ nhẹ thường không cần điều trị, người bệnh chỉ cần được theo dõi thường xuyên. Tuy nhiên, nếu hở van ba lá có dấu hiệu nặng và xuất hiện triệu chứng như: mệt mỏi, tức ngực, khó thở,…. cần kết hợp giữa theo dõi và điều trị.

2. Hở van ba lá nguy hiểm thế nào?

Bệnh hở van tim ba lá có thể gặp ở bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào. Khi mức độ hở van đã lớn sẽ khiến máu bị ứ đọng trong tâm nhĩ và dễ gây ra nhiều biến chứng. Những biến chứng có thể kéo dài và gây nhiều khó khăn tới cuộc sống của bệnh nhân.

2.1. Những mức độ của hở van tim ba lá

Tình trạng này được phân chia thành 4 mức độ nặng tăng dần, bao gồm:

– Hở van ba lá 1/4: đây là trường hợp được đánh giá dạng hở van sinh lý và không cần điều trị.

– Hở van ba lá 1.5/4 và 2/4: mức độ bệnh trung bình, chưa cần điều trị. Tuy nhiên cũng cần thăm khám định kỳ để được theo dõi cụ thể. Trường hợp bệnh có những triệu chứng khác phát sinh như: thiếu máu cơ tim, nhồi máu, thấp tim,… thì cần được điều trị.

– Hở van ba lá  3/4 và 3.5/4: mức độ nặng, những triệu chứng rõ rệt hơn. Khi này người bệnh thường thấy khó thở, mệt mỏi, đi lại và làm việc khó khăn.

– Hở van ba lá 4/4: đây là trường hợp nặng nhất. Lúc này bệnh nhân không thể đáp ứng thuốc và bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ để thay hay sửa van tim của người bệnh.

2.2. Biến chứng có thể gặp ở hở van tim ba lá

Một số biến chứng nguy hiểm do hở van ba lá có thể xảy ra, bao gồm:

– Rung tâm nhĩ: là biến chứng rất nặng và nguy hiểm của bệnh lý (thoái hóa van hoặc suy van). Tình trạng khiến tim có biên độ hoạt động kịch phát (trên 160 nhịp/phút). Điều này là nguyên nhân gây ra tai biến vì sự xuất hiện của máu đông.

– Suy tim: khi tình trạng hở van diễn biến nặng làm áp lực ở tâm thất phải tăng cao, còn tâm nhĩ sau khi chứa máu sẽ bị giãn ra. Lúc này, bắt buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể bù lượng máu thiếu hụt, lâu dần gây ra suy tim.

Hở van ba lá nếu không được chú ý và điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân bị sụt cân nghiêm trọng. Bên cạnh đó, sẽ luôn trong tình trạng chán ăn, ăn không ngon. Nặng hơn có thể gây ra xơ gan, viêm nội tâm mạc hay nhiễm trùng tim.

3. Chuẩn đoán thăm do cận lâm sàng với hở van ba lá

– Siêu âm tim: trường hợp bệnh nhẹ có thể phát hiện thông qua hình ảnh siêu âm. Mức độ hở van nặng sẽ được phát hiện thông qua cả tiền sử và khám lâm sàng.

Chụp MRI tim: là phương pháp qua đó đánh giá được chức năng và kích thước của buồng thất phải. Khi siêu âm chưa rõ ràng có thể tiến hành thêm chụp MRI.

– X-quang ngực: thấy được suy tim tiến triển có bị phì đại hay rối loạn chức năng do suy tim.

– Thông tim: đo chính xác được áp lực động mạch phổi khi hở van ba lá nặng. Ngoài ra còn để đánh giá giải phẫu mạch vành khi có dự định phẫu thuật.

– Điện tâm đồ: thấy được hình ảnh phì đại thất phải, nhĩ phải hoặc cả rối loạn nhịp tim: cuồng nhĩ, rung nhĩ.

Đo điện tâm đồ trong phát hiện hở van tim ba lá

Đo điện tâm đồ – một trong những biện pháp để phát hiện hở van tim ba lá

4. Phương pháp điều trị hở van ba lá

Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng và các nguyên nhân gây ra bệnh để chỉ định sử dụng thuốc điều trị hay phẫu thuật với bệnh nhân.

Điều trị bằng thuốc: nhằm cải thiện các triệu chứng và ổn định sức khỏe cho người bệnh. Một vài loại thuốc hay được chỉ định trong điều trị :

– Thuốc ức chế men chuyển: hỗ trợ giảm áp lực cho tim, ổn định huyết áp và ngăn ngừa bệnh phát triển.

– Thuốc chẹn kênh beta: làm ổn định về nhịp tim và huyết áp với bệnh nhân.

– Thuốc chẹn kênh canxi: sử dụng để hạn chế những cơn đau thắt và hạ đường huyết.

– Thuốc chống đông máu: để ngăn chặn sự hình thành của máu đông. Hạn chế nguy cơ gặp phải đột quỵ, tai biến.

Bên cạnh dùng thuốc người bệnh cũng nên thăm khám thường xuyên để nắm bắt tình hình bệnh

Bên cạnh dùng thuốc cũng nên thăm khám thường xuyên để nắm bắt tình hình bệnh.

Trường hợp sử dụng thuốc chủ yếu sẽ được áp dụng với các bệnh nhân nhẹ hoặc trung bình. Bác sĩ có thể đưa ra các cách kết hợp thuốc giữa các bệnh nhân khác nhau.

Chú ý: tuyệt đối tuân thủ và thực hiện theo đúng các chỉ định từ bác sĩ đưa ra. Không tự ý mua hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, tác dụng để tránh gặp nguy hiểm.

Phẫu thuật tim: Áp dụng với trường hợp bệnh nặng và không còn đáp ứng được với thuốc. Có hai phương pháp phẫu thuật hiện nay được biết đến nhiều: sửa van và hình vòng van. Mặc dù khá nguy hiểm với tính mạng của người bệnh do nguy cơ rủi ro cao. Tuy nhiên, đây vẫn được đánh giá khá cao, đặc biệt có thể kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Hở van ba lá là bệnh lý rất nguy hiểm và có nguy cơ cao gây suy tim. Nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vì vậy, khi có bất kỳ nghi ngờ nào về bệnh bạn cũng nên tìm tới các phòng khám uy tín sớm. Điều này giúp phát hiện bệnh kịp thời và điều trị sau này cũng hiệu quả hơn. Ngoài tuân thủ đúng theo những phác đồ điều trị từ bác sĩ. Người bệnh cũng nên chủ động hơn trong việc cải thiện lối sống và thăm khám bệnh định kỳ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital