Xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng được đánh giá là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến để phát hiện sớm ung thư. Hãy cùng chúng tôi “giải phẫu chi tiết” về phương pháp này trong bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Đặc điểm của xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư đại tràng
Hiện tại, chúng ta đã có rất nhiều phương pháp để kiểm tra tầm soát ung thư như xét nghiệm máu, xét nghiệm mô tế bào học, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI, nội soi NBI… Tuy nhiên, vì tính chất kỹ thuật phức tạp và chi phí cho mỗi phương pháp thì không phải phương pháp này cũng được sử dụng phổ biến. Và xét nghiệm máu tầm soát ung thư là một trong số những phương pháp tầm soát phổ biến nhất. Trong bài viết này, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu với bạn về phương pháp xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư đại tràng.
1.1. Ưu điểm của xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng
- Được sử dụng để tìm các dấu ấn ung thư: Dấu ấn ung thư (chất chỉ điểm khối u trong máu) là các protein đặc biệt do tế bào ung thư hoặc các hormone sinh ra. Các dấu ấn ung thư này có thể hiện diện trong tế bào, mô và dịch của cơ thể (gồm máu, dịch tuỷ, nước tiểu…). Do đó, việc thực hiện xét nghiệm máu có thể tìm ra các chất chỉ điểm này.
- Được sử dụng để tìm gene gây ung thư: Hiện nay chúng ta vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, sự thay đổi của cấu trúc gene là một trong rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư. Nhưng trên thực tế thì đây vẫn là phương pháp còn mới, chưa được ứng dụng nhiều nhưng được kỳ vọng sẽ mang đến hiệu quả phát hiện ung thư hiệu quả hơn so với các xét nghiệm máu thông thường.
1.2. Nhược điểm của xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư đại tràng
- Mức độ chính xác không cao: Trên thực tế, việc nồng độ một số chất chỉ điểm ung thư tăng cao có thể do nhiều bệnh lý khác ngoài ung thư. Ví dụ CA 72-4 là chất chỉ điểm ung thư dạ dày nhưng người bị viêm tụy, xơ gan hay thậm chí người hút thuốc, sử dụng chất kích thích… thì nồng độ này cũng có thể tăng cao. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng xét nghiệm máu không thể hiện đúng 100% bản chất ung thư. Do đó, khi nồng độ dấu ấn ung thư này tăng cao thì bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư và chỉ định thực hiện xét nghiệm chuyên sâu hơn để có kết luận chính xác.
- Hạn chế đối với một số đối tượng: Xét nghiệm máu để tầm soát ung thư chỉ áp dụng đối với những người có nguy cơ cao mắc ung thư. Và việc chỉ định xét nghiệm tầm soát ung thư phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa.
2. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu để tầm soát ung thư đại tràng
2.1. Đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư đại tràng bằng xét nghiệm máu
Việc thực hiện xét nghiệm máu để tầm soát ung thư nên được áp dụng cho những đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư và cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể những đối tượng nên thực hiện xét nghiệm này bao gồm:
- Những bệnh nhân mắc viêm gan, xơ gan và ở trong độ tuổi trên 50.
- Nhóm đối tượng đã thực hiện biện pháp sàng lọc khác và phát hiện có khả năng cao mắc bệnh ung thư.
- Người đã hoặc đang điều trị ung thư để theo dõi mức độ tái phát và khả năng di căn của bệnh.
- Người có gia đình có tiền sử ung thư về đường tiêu hóa nói chung.
2.2. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng
Nhìn chung, quy trình thực hiện xét nghiệm máu để tầm soát ung thư cũng không quá khác biệt so với quy trình lấy máu và xét nghiệm thông thường. Lý do là bởi việc xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư được thực hiện hoàn toàn tự động sau khi đã có mẫu xét nghiệm. Vì quy trinh thực hiện lấy máu xét nghiệm tầm soát ung thư không khác biệt so với lấy mẫu máu xét nghiệm thông thường nên người khám bệnh chỉ cần tuân thủ các lưu ý sau:
- Nên lấy mẫu máu vào buổi sáng sau khi nhịn ăn qua đêm hoặc thực hiện vào thời điểm theo chỉ định của bác sĩ.
- Tạm ngừng tất cả các hình thức luyện tập khoảng 2 ngày trước khi lấy máu.
- Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia, cà phê trước khi lấy mẫu máu.
3. Các phương pháp tầm soát ung thư đại tràng bổ trợ kết quả xét nghiệm máu
Vì xét nghiệm máu không thể phản ánh chính xác kết quả ung thư nên khi gặp trường hợp nồng độ chất chỉ điểm tăng cao thì các bác sĩ sẽ chỉ định các kiểm tra chuyên sâu, ví dụ như:
- Nội soi ống mềm NBI: Nguyên tắc hoạt động của nội soi ống mềm NBI khá tương tự với phương pháp nội soi thông thường, nhưng ưu điểm của nó là ít gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt, nội soi NBI có thể kết hợp cùng với sinh thiết gai để có thể kết luận chính xác về khả năng ung thư của người khám bệnh.
- Chụp cắt lớp CT đại tràng: Đối với một số người quá yếu, không thể thực hiện nội soi thì chụp CT sẽ được xem như là một giải pháp thay thế. Bằng cách sử dụng chùm tia X, kết quả chụp CT sẽ là các hình ảnh rõ nét về các bộ phận cần được kiểm tra. Tuy nhiên, khi phát hiện tổn thương thì phương pháp này lại không thể thực hiện can thiệp ngay như khi tiến hành nội soi.
Theo thống kê, mỗi năm nước ta ghi nhận có 14.000 ca mắc ung thư đại tràng. Trong số đó, đa số trường hợp phát hiện ở giai đoạn muộn, tiên lượng bệnh xấu và có nguy cơ tử vong cao. Vì thế, tầm soát sớm có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị ung thư. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn đọc đã có thể hiểu thêm về phương pháp xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư nói riêng và các phương pháp tầm soát ung thư đại tràng nói chung.