Mất ngủ tưởng chừng là căn bệnh của người già nhưng thực tế căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa, tác động lớn đến công việc cũng như sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu tác hại của mất ngủ thường xuyên và cách cải thiện trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Mất ngủ là gì và có những dạng nào?
Mất ngủ là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc không ngủ được, nửa thêm hay thức giấc và khó ngủ lại, sáng dậy sớm, tinh thần uể oải, mệt mỏi. Người bệnh có khi chỉ ngủ được 3-4 tiếng thay vì 7-8 tiếng/đêm như người bình thường. Thậm chí nhiều người gần như thức trắng cả đêm. Nếu có những biểu hiện này, có thể bạn đang bị mất ngủ.
Dựa vào thời gian kéo dài và tần suất mất ngủ, các nhà khoa học chia mất ngủ thành 2 dạng chính là:
– Mất ngủ cấp tính: Người bệnh bị mất ngủ 1-2 lần mỗi tuần hoặc thời gian kéo dài không quá 1 tháng.
– Mất ngủ mạn tính: Người bệnh bị mất ngủ thường xuyên, khoảng 3 lần/tuần, kéo dài liên tục từ 1 tháng trở lên.
2. Mất ngủ thường xuyên gây ảnh hưởng thế nào đến người bệnh?
Mất ngủ thường xuyên gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc, sức khỏe, vóc dáng và nhan sắc của người bệnh.
2.1 Tác hại của mất ngủ thường xuyên đến công việc
Ngay cả khi bị mất ngủ cấp tính, người bệnh cũng rất dễ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, kém tập trung vào ngày hôm sau. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và hiệu quả công việc, khiến người bệnh chán nản, mất hứng thú khi làm việc.
2.2 Tác hại của mất ngủ thường xuyên đến sức khỏe bệnh nhân
Tình trạng mất ngủ thường xuyên thường liên quan đến các bệnh lý như dị ứng, bệnh xương khớp, tim mạch, tiêu hóa, tiểu đường… Các bệnh lý này gây đau đớn và khó chịu, vì thế dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu, mất ngủ.
Mặt khác, việc mất ngủ kéo dài và không được cải thiện kịp thời có thể tác động làm tăng nặng các bệnh lý, khiến người bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn không thể thoát ra.
Mất ngủ có thể khiến sức khỏe suy kiệt, khiến người bệnh gầy sút, hốc hác nhanh chóng. Nhưng cũng không ít trường hợp mất ngủ là nguyên nhân khiến người bệnh tăng cân, thừa cân. Bởi mất ngủ thường xuyên khiến vùng não điều khiển việc ăn uống bị rối loạn, khiến người bệnh thèm ăn đêm, đặc biệt là đồ ăn nhiều dầu mỡ. Đây chính là nguyên nhân khiến người bị mất ngủ có xu hướng tăng cân. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn tiềm ẩn những nguy cơ bệnh lý nguy hiểm như bệnh mạch vành, tiểu đường, tăng huyết áp,…
Bên cạnh đó, mất ngủ cũng làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết và ung thư vú. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra những người bị mất ngủ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 lần người bình thường.
2.3 Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Mất ngủ thường xuyên có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của làn da. Việc mất ngủ phá vỡ cấu trúc collagen, khiến da trở nên khô, sạm nám, dễ nổi mụn,…
3. Làm thế nào để khắc phục, hạn chế tác hại của mất ngủ thường xuyên?
3.1 Khắc phục tình trạng mất ngủ không dùng thuốc
Để khắc phục tình trạng mất ngủ và những tác động tiêu cực của nó đến sức khỏe, công việc,… người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp không dùng thuốc sau:
– Duy trì thói lành mạnh như: đi ngủ đúng giờ, không ăn/uống quá no hoặc quá sát giờ ngủ, tránh xa các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, laptop,…
– Thực hiện một số biện pháp thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, ngâm chân trước khi ngủ
– Chú ý đến không gian phòng ngủ, đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, không ồn ào, không quá sáng
– Sử dụng một số thực phẩm tốt cho giấc ngủ như quả óc chó, hạnh nhân, phô mai, nước ép quả anh đào, các loại đậu, cá, trà thảo mộc (trà hoa cúc, trà tâm sen,…)
– Thường xuyên tập thể dục thể thao với các bài tập vừa phải để tăng cường tuần hoàn, nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là của hệ thần kinh.
3.1 Khắc phục tình trạng mất ngủ bằng thuốc
Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp trên mà vẫn bị mất ngủ, người bệnh có thể được kê một số loại thuốc có tác dụng an thần, dễ ngủ để ngủ ngon hơn và sâu hơn. Các trường hợp mất ngủ do bệnh lý, người bệnh cũng cần dùng các loai thuốc điều trị bệnh tương ứng để tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tuy nhiên việc dùng thuốc ít nhiều sẽ gây các tác dụng phụ, vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ và tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn thay đổi bất cứ một thành phần nào.
3.2 Các phương pháp khác
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng một số liệu pháp tâm lý tại nhà hoăc với các chuyên gia nhằm cải thiện tình trạn mất ngủ.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về tác hại của việc mất ngủ thường xuyên, từ đó nêu cao tinh thần chủ động phòng tránh, tích cực điều trị để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của chứng mất ngủ đối với cuộc sống.