Tìm hiểu các cách khắc phục sâu răng 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Sâu răng là hiện tượng răng xuất hiện những lỗ nhỏ, lỗ hổng ở trên bề mặt răng hoặc các phần mềm bám vào răng và gây tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể dẫn đến nguy cơ lan rộng gây các biến chứng nguy hiểm như tiêu xương quanh răng, mất răng. Vậy cách khắc phục sâu răng như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết nhé!

1. Nhận diện bệnh sâu răng qua những dấu hiệu sau

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương hay mất mô cứng, đây là kết quả của quá trình hủy khoáng do tác nhân chính gây ra là vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ ở trên răng. Không chỉ vấn đề sức khỏe phổ biến ở trên thế giới, đặc biệt là ở trẻ em, thanh thiếu niên hay người lớn tuổi. Bất cứ ai cũng có thể bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh cũng không phải là ngoại lệ. Nếu như không được điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể phát triển nặng hơn, thậm chí là gây ảnh hưởng đến các lớp sâu của răng.

Đặc biệt, khi quan sát kỹ, bạn hoàn toàn có thể nhận biết dấu hiệu sâu răng như:

– Nhìn thấy lỗ sâu của răng

Khi quan sát bằng mắt thường, bạn sẽ dễ nhận thấy men và ngà răng đang bị tổn thương. Đặc biệt, nếu như dùng que nạo ngà và lấy hết vụn bẩn trong thức ăn ở lỗ sâu sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng nhiều hơn ở miệng lỗ.

Lợi bị sưng hoặc bị chảy máu

Khi có tác động như lực chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa, lợi sẽ rất dễ bị chảy máu cũng như dễ bị nhiễm trùng. Không chỉ gây cảm giác căng tức khó chịu, ngay cả khi nhai cắn cũng sẽ có cảm giác đau.

– Đau buốt răng khi gặp phải kích thích

Khi gặp phải những kích thích như khi ăn đồ nóng, lạnh, hoặc khi ăn đồ ăn ngọt thì sẽ cảm thấy đau buốt.

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu

Với thức ăn khi tích tụ lâu ngày ở kẽ răng, nếu như không được vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ có cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến gây mùi hôi trong hơi thở.

– Cảm giác đau buốt khi ăn nhai

Vi khuẩn tấn công sẽ khiến cho ngà răng bị bào mòn, làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, khiến cho răng dễ bị ê buốt. Triệu chứng rõ ràng hơn khi ăn uống thức ăn quá nóng hoặc thức ăn quá lạnh.

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương hay mất mô cứng,

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương hay mất mô cứng,

2. Hướng dẫn bạn cách khắc phục sâu răng

Dưới đây là các cách khắc phục sâu răng bạn nên “bỏ túi”, cùng tham khảo ngay nhé!

2.1. Thăm khám với nha sĩ

Trước khi thực hiện bất cứ phương pháp giảm đau răng sâu nào, bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám, kiểm tra với nha sĩ.

Nha sĩ sẽ quan sát các dấu hiệu răng bị sâu cũng như xác định chính xác hình ảnh sâu răng qua phim chụp X-quang để xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của lỗ sâu. Sau đó, tùy thuộc vào tình trạng sâu răng mà nha sĩ sẽ có những phương án điều trị thích hợp.

2.2. Hạn chế sử những món ăn, thức uống quá nóng hoặc lạnh

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng đó là khi các vi khuẩn trong các mảng bám trên bề mặt răng tiết ra axit ăn mòn lớp men bao phủ ở bên ngoài. Lúc này, răng của bạn cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường rất nhiều. Do đó, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn cần tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Bên cạnh đó, lớp ngà răng bị ảnh hưởng bởi sâu răng cũng có phản ứng tiêu cực với sự khắc nghiệt của nhiệt độ, gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Do đó, khi đánh răng, bạn nên sử dụng nước ấm thay thế cho nước lạnh thông thường.

2.3. Sử dụng thuốc Tây để giảm đau

Kháng sinh là loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định để làm giảm thiểu các triệu chứng do viêm hay sâu răng gây ra. Khi sâu răng mà không biết cách chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiều loại bệnh lý như là viêm nha chu, viêm tủy hay viêm ổ răng.

Hiện nay, điều trị sâu răng chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh, với mỗi loại thuốc thì sẽ có chức năng điều trị khác nhau. Lưu ý chỉ định sử dụng thuốc phải do bác sĩ có chuyên môn cung cấp, tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc bừa bãi có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn đối với sức khỏe. Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị bao gồm:

– Các loại thuốc kháng sinh như amoxicillin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin… kết hợp cùng metronidazol có tác dụng kháng đau, giảm viêm một cách hiệu quả.

– Thuốc kháng sinh họ Beta Lactam kết hợp với metronidazol để tiêu diệt vi khuẩn, lưu ý tránh sử dụng rượu bia trong thời gian dùng thuốc

– Một số loại vitamin hỗ trợ điều trị nhanh và hiệu quả như là C,A,B3,B2…

– Sử dụng aspirin để làm giảm đau tạm thời, với trẻ em bạn có thể sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen, lưu ý phần lớn bác sĩ sẽ hạn chế sử dụng các loại thuốc Tây y, và chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết để không gây ra những tác dụng phụ trái mong muốn.

2.4. Khắc phục tình trạng sâu răng bằng Florua

Với trường hợp sâu răng ở giai đoạn khởi phát, sử dụng Florua để phục hồi lớp men răng sẽ là phương án được ưu tiên chỉ định. Lúc này, nha sĩ sẽ sử dụng Florua dạng gel bọt hoặc vani để phủ lên bề mặt răng. Ngoài ra, việc điều trị Florua chuyên sâu thường chỉ mất vài phút. Florua có thể được dùng tại chỗ bằng bàn chải hoặc bông gòn bôi trực tiếp lên răng.

– Tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa sâu răng

Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng sâu răng bằng các biện pháp sau:

– Đánh răng đúng cách tối thiểu 2 lần/ngày, lưu ý cần lấy sạch mảng bám ở trên răng

– Kiểm soát tốt chế độ ăn uống, hạn chế ăn đồ nóng, lạnh quá đột ngột, giảm ăn đồ ngọt, tăng cường bổ sung các loại đồ ăn có chất xơ, rau củ quả

– Sử dụng một số loại kem đánh răng có Flour (như là kem đánh răng, nước súc miệng)

– Thăm khám răng định kỳ với bác sĩ chuyên khoa 4 đến 6 tháng/ lần

– Lưu ý cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để tăng hiệu quả làm sạch

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là một trong những cách khắc phục sâu răng hiệu quả nhất

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là một trong những cách khắc phục sâu răng hiệu quả nhất

3. Tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa sâu răng 

Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng sâu răng bằng các biện pháp sau:

– Đánh răng đúng cách tối thiểu 2 lần/ngày, lưu ý cần lấy sạch mảng bám ở trên răng

– Kiểm soát tốt chế độ ăn uống, hạn chế ăn đồ nóng, lạnh quá đột ngột, giảm ăn đồ ngọt, tăng cường bổ sung các loại đồ ăn có chất xơ, rau củ quả

– Sử dụng một số loại kem đánh răng có Flour (như là kem đánh răng, nước súc miệng)

– Thăm khám răng định kỳ với bác sĩ chuyên khoa 4 đến 6 tháng/ lần

– Lưu ý cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để tăng hiệu quả làm sạch

Đừng quên thăm khám với các nha sĩ để có thể bảo vệ răng tốt hơn

Đừng quên thăm khám với các nha sĩ để có thể bảo vệ răng tốt hơn

Hi vọng rằng qua bài viết bạn đã được giải đáp về cách khắc phục sâu răng. Đừng quên lựa chọn cơ sở chăm sóc răng miệng uy tín để sớm có biện pháp điều trị phù hợp bạn nhé.

Khoa Răng Hàm Mặt – Thu Cúc TCI vinh dự là một trong những cơ sở điều trị răng miệng được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Không chỉ quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tại Thu Cúc TCI còn được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, tân tiến, đảm bảo phục vụ lý tưởng cho quy trình khám, chữa bệnh các của khách hàng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital