Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là việc làm tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho cả người lao động và doanh nghiệp. Để có được hoạt động khám sức khỏe định kỳ thành công hiệu quả thì việc lựa chọn cơ sở y tế để thực hiện khám định kỳ là rất quan trọng. Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp biết được những đơn vị đủ điều kiện khám sức khỏe định kỳ để chọn được cho mình cơ sở phù hợp nhất.
Menu xem nhanh:
1. Những yêu cầu cần biết về khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
1.1. Khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp là gì?
Khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp là dịch vụ khám bệnh toàn diện mọi bộ phận, cơ quan trên cơ thể nhằm tầm soát bệnh lý dành cho người lao động. Bao gồm các hạng mục:
– Khám lâm sàng tổng quát.
– Xét nghiệm tổng quát.
– Chẩn đoán hình ảnh để thăm dò chức năng.
– Đọc kết quả và tư vấn sức khỏe với bác sĩ.
Có thể nói, người lao động là những người đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Vì vậy, họ cần được chăm sóc tốt nhất, đảm bảo đủ sức khỏe để cống hiến cho doanh nghiệp và nước nhà.
Bất kỳ người lao động nào cũng đều được hưởng quyền lợi tham gia khám sức khỏe định kỳ do doanh nghiệp tổ chức. Thông qua buổi thăm khám, người lao động nắm được tình hình sức khỏe, sớm phát hiện và điều trị nếu đang mắc bệnh. Ngoài ra, việc tổ chức khám sức khỏe còn thể hiện sự quan tâm, gắn kết giữa doanh nghiệp với người lao động nói chung.
1.2. Các quy định về hoạt động khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
Theo thông tư 14 của Bộ Y tế, doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 lần/năm cho người lao động. Đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 2 lần/năm.
Trong đó, khi khám sức khỏe theo quy định, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám để phát hiện bệnh nghề nghiệp. Và toàn bộ chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động sẽ do doanh nghiệp chi trả.
1.3. Quy trình khám sức khỏe định kỳ dành cho người lao động
Quy trình khám sức khỏe cho người lao động sẽ bào gồm các bước như sau:
– Bước 1: Lập hồ sơ, cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin về tiền sử sức khỏe bệnh tật của bản thân và gia đình.
– Bước 2: Khám thể lực chung: đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, mạch, huyết áp, nhịp thở.
– Bước 3: Khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa: nội, ngoại, da liễu, phụ khoa, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt…
– Bước 4: Xét nghiệm máu và nước tiểu
– Bước 5: Chụp X – quang tim phổi thẳng, nghiêng và một số xét nghiệm cận lâm sàng khác theo yêu cầu thêm của doanh nghiệp.
2. Tiêu chí đánh giá đơn vị đủ điều kiện khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
2.1. Đơn vị đủ điều kiện khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp phải được cấp phép khám bệnh
Hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế và bệnh viện tại Hà Nội đều cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ dành cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải thực hiện khám ở đâu cũng có chất lượng đảm bảo. Doanh nghiệp nên lựa chọn các cơ sở có uy tín lâu năm trên thị trường và được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động khám sức khỏe công khai, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe do cơ sở mình thực hiện.
2.2. Đơn vị đủ điều kiện khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp phải đáp ứng được điều kiện về nhân sự và phạm vi hoạt động chuyên môn
Một trong những yêu cầu quan trọng để đánh giá chất lượng cơ sở khám là đội ngũ y bác sĩ thực hiện khám bệnh. Bác sĩ thực hiện phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, bằng cấp chuyên môn theo quy định của pháp luật, chữa bệnh phù hợp với chuyên khoa mà người đó được giao trách nhiệm khám. Đáp ứng các điều kiện sau:
– Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề và có thời gian thực hiện khám chữa bệnh ít nhất là 54 tháng.
– Được người có thẩm quyền của cơ sở y tế tổ chức khám phân công thực hiện việc kết luận, ký giấy khám sức khỏe hoặc sổ khám sức khỏe định kỳ.
Đối với cơ sở khám sức khỏe dành cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người Việt Nam đi lao động nước ngoài theo hợp đồng, học tập ở nước ngoài phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
– Bác sĩ thực hiện khám và kết luận phải là bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ y khoa trở lên.
– Khi bác sĩ thực hiện khám và người khám sức khỏe không cùng thành thạo một thứ tiếng thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải có giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch trong theo quy định của pháp luật.
2.3. Đơn vị đủ điều kiện khám sức khỏe doanh nghiệp phải đáp ứng được điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị
Theo thông tư 14 hướng dẫn khám sức khỏe quy định về điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị khám bệnh cần có:
– Có các phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên khoa phù hợp với nội dung khám sức khỏe trong đo các phòng phải tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế.
– Có đủ cơ sở vật chất và thiết bị y tế thiết yếu theo quy định tại phụ lục ban hành kèm theo thông tư.
– Phải đáp ứng được nội dung khám sức khỏe cơ bản dành cho doanh nghiệp được nêu rõ trong thông tư.
Trên đây là một số yêu cầu mà cơ sở khám chữa bệnh cần đạt được để đủ điều kiện khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp.
Sau khi đã đáp ứng đủ các tiêu chí trên, cơ sở phải chuẩn bị được một số tài liệu để làm hồ sơ công bố đủ điều kiện tổ chức khám sức khỏe như văn bản công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe, giấy phép hoạt động khám chữa bệnh, giấy tờ liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, danh sách người tham gia khám sức khỏe,…
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho doanh nghiệp những hiểu biết về tiêu chí để đánh giá các cơ sở y tế có thể thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang tìm đơn vị đủ điều kiện khám sức khỏe thì hãy tham khảo các gói khám của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Với chất lượng khám bệnh hàng đầu cùng đội ngũ chuyên gia y tế và hệ thống máy móc khám bệnh hiện đại, doanh nghiệp có thể an tâm khi lựa chọn Thu Cúc TCI là đơn vị đồng hành trong hoạt động khám sức khỏe cho người lao động.