Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi không giống như với trẻ nhỏ, bởi lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã vững vàng hơn, những lựa chọn về các món ăn với trẻ cũng đa dạng hơn rất nhiều. Chính vì thế, cha mẹ có thể sử dụng nhiều món ăn phong phú kích thích trẻ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Hãy cùng khám phá công thức xây thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng ở 7 tuổi để an tâm cho con những bữa ăn thật hấp dẫn và thú vị.
Menu xem nhanh:
1. Giải thích nguyên nhân trẻ 7 tuổi bị suy dinh dưỡng
Độ tuổi nào cũng có thể suy dinh dưỡng, nhưng với trẻ 7 tuổi, ở độ tuổi thay đổi khẩu vị, mải chơi hơn mải ăn, thì trẻ có nhiều nguyên nhân dễ dàng dẫn đến tình trạng này:
– Trẻ biếng ăn: Việc trẻ biếng ăn, ăn kém khiến cho dinh dưỡng được nạp vào cơ thể so với lượng dinh dưỡng cần thấp hơn. Do đó, cơ thể trẻ thiếu hụt chất và gây nên tình trạng thiếu năng lượng, thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó gây nên hiện tượng suy dinh dưỡng.
– Nguồn thức ăn cho trẻ không đảm bảo đủ chất
Trẻ ăn tốt nhưng thức ăn hằng ngày không đầy đủ chất, trong khi cơ thể trẻ cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn, thì khả năng trẻ bị suy dinh dưỡng vẫn rất lớn.
– Tình trạng ốm kéo dài của trẻ
Độ tuổi 7 tuổi là độ tuổi dễ mẫn cảm với các vấn đề thời tiết. Trẻ dễ dạng bị ốm, sốt với các bệnh lý khác nhau. Khi trẻ ốm, thường sẽ ăn kém và hấp thụ kém. Thêm vào đó, việc sử dụng kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi trùng có hại nhưng cũng có thể tiêu diệt luôn các lơi khuẩn, nhất là ở đường ruột, khiến cho việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ bị ảnh hưởng. Khi đó, trẻ dễ sút cân, mệt mỏi, tiều tụy, suy dinh dưỡng.
– Do thể trạng bị dị tật ở trẻ
Với những trẻ có các vấn đề như sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, hở hàm ếch, tim bẩm sinh,… sẽ thường có khả năng suy dinh dưỡng cao hơn các trẻ khác đồng trang lứa 7 tuổi.
2. Suy dinh dưỡng gây nhiều vấn đề và hệ lụy
Theo tổ chức Y tế Thế giới, có đến 54% trường hợp trẻ em tử vong ở các nước đang phát triển đều có liên quan đến suy dinh dưỡng (dù chỉ là mức độ vừa và nhẹ). Thực tế, trẻ bị suy dinh dưỡng không được cải thiện tình hình sẽ gặp nhiều vấn đề như: chậm phát triển ngoại hình, sức đề kháng kém, giao tiếp kém, trí não phát triển cũng chậm hơn so với trẻ thông thường. Phụ nữ khi tuổi nhỏ bị suy dinh dưỡng, sẽ dễ bị suy dinh dưỡng thai kỳ. Mẹ suy dinh dưỡng dẫn đến con sinh ra dễ yếu ớt, nhẹ cân, suy dinh dưỡng và có nguy cơ tử vong cao hơn so với trẻ thông thường. Do đó, cần hết sức để tâm vấn đề dinh dưỡng ở trẻ.
3. Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ với thực đơn cho trẻ em suy dinh dưỡng 7 tuổi
Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho trẻ, mà trên hết cần có thức ăn lành mạnh, dinh dưỡng cho trẻ.
3 nhóm chất cần thiết và chính yếu nhất để bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng là đạm, đường, chất béo. Ngoài ra, việc bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu là điều bắt buộc. Các chất này bao gồm:
3.1. Sắt
Sắt là thành phần quan trọng giúp quá trình trình vận chuyển và lưu trữ oxy, chuyển hóa các chất dinh dưỡng, tạo hồng cầu, tạo enzyme. Chính vì thế, không thể không bổ sung sắt để tăng cường thể lực trong quá trình phòng chống suy dinh dưỡng.
Sắt được bổ sung thông qua các thực phẩm hằng ngày hay sử dụng như: thịt bò, thịt gà, gan, cá, trứng, mè, mộc nhĩ, rau dền,… Nên kết hợp các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường việc hấp thụ sắt.
3.2. Canxi
Đây là chất có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo xương, răng. Canxi cũng tham gia vào quá trình đông máu và chuyển hóa một số chất. Việc thiếu canxi ảnh hưởng đến răng khiến hoạt động nhai nuốt không tốt, tiêu hóa hấp thu kém.
Bổ sung canxi có thể sử dụng các thực phẩm như ốc, cá, trứng, các loại rau xanh đậm, sữa,…
3.3 I-ốt
I-ốt là vi chất giúp bảo vệ, nâng cao sức khỏe, trí tuệ. I-ốt giúp tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp, giúp não bộ phát triển, giúp tăng cường thể chất, giúp chuyển hóa dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chính vì thế, cần bổ sung I-ốt hằng ngày và đủ để phát triển cả cơ thể và trí tuệ. Bạn có thể tìm đến các thực phẩm giàu i-ốt như hải sản, rong biển, muối biến,…
3.4. Kẽm
Kẽm tham gia vào quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và phân chia tế bào. Thiếu kẽm là nguyên nhân lớn khiến trẻ suy dinh dưỡng, giảm đề kháng, dễ mắc bệnh,… Bổ sung kẽm hằng ngày bằng các thực phẩm như tôm, cua, hu, các loại thịt: thịt bò, thịt gà, phô mai, ngũ cốc.
3.5. Vitamin
Trẻ suy dinh dưỡng luôn cần bổ sung vitamin. Thiếu vitamin là điều quan trọng khiến trẻ không phát triển thể chất.Thiếu vitamin A khiến trẻ chậm phát triển, suy giảm miễn dịch, mắt kém, dễ mắc bệnh về da. Thiếu vitamin D khiến trẻ còi xương, suy dinh dưỡng. Thiếu vitamin nhóm B khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn,… Thiếu vitamin C khiến cơ thể trẻ kém hấp thu sắt, axit folic.
Có thể bổ sung vitamin bằng rất nhiều thực phẩm, rau, hoa quả xung quanh chúng ta như: cà rốt, đu đủ, cà chua, bí đỏ,.. (- nhóm thực phẩm giàu vitamin A); cá, trứng, sữa, bơ,…(- nhóm thực phẩm giàu vitamin D); bơ, gan, đậu phộng, các loại rau xanh như cải xanh, măng tây, cải bó xôi,… (- nhóm thực phẩm giàu vitamin B); các loại trái cây như cam, ổi, dâu, nho,… (- các thực phẩm giàu C);…
Ngoài thực phẩm, bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng cho bé cũng là lựa chọn mà cha mẹ có thể cân nhắc khi bổ sung dinh dưỡng cho con.
Với rất nhiều loại thực phẩm tương ứng với các vitamin và chất dinh dưỡng, cha mẹ có thể cân nhắc để làm phong phú thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi. Ở độ tuổi này, bé có thể ăn được nhiều món mới, dạ dày cũng đã ổn định hơn, thế nên, cha mẹ hãy cho trẻ nhiều sự lựa chọn để trẻ ăn ngon, kích thích tiêu hóa cũng như sự hấp thụ để an tâm phòng, chống suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, đừng quên đưa trẻ đến khám dinh dưỡng để theo dõi sự phát triển của trẻ và có phương pháp can thiệp phù hợp với tình trạng cua trẻ.