Bệnh Crohn bệnh học là một dạng viêm ruột mạn tính có thể ảnh hưởng tới bất cứ bộ phận nào của hệ tiêu hóa. Triệu chứng thường gặp của bệnh là đau bụng, tiêu chảy và còn một số triệu chứng khác. Bệnh Crohn có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao hãy cùng tìm hiểu.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan bệnh Crohn bệnh học
Bệnh Crohn bệnh học là bệnh xuất hiện sưng viêm ở đường ruột. Các tổn thương lan sâu vào lớp mô ruột dẫn tới tình trạng đau đớn, suy giảm chức năng. Hiện nay vẫn chưa có cách chữa bệnh khỏi hoàn toàn. Phần lớn phương pháp điều trị sẽ làm giảm triệu chứng mà bệnh mang lại.
2. Nguyên nhân bệnh Crohn
Cho tới thời điểm hiện tại bệnh Crohn vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân. Trước đây người ta thường nghi ngờ do căng thẳng hoặc chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên giờ đây các bác sĩ cho rằng các yếu tố trên chỉ làm bệnh thêm nặng chứ không phải nguyên nhân chính. Yếu tố di truyền và gặp vấn đề ở hệ thống miễn dịch là tác nhân khiến bệnh phát triển.
2.1 Nguyên nhân do hệ thống miễn dịch gây ra
Giả thuyết cho rằng một số loại vi khuẩn, virus sẽ kích hoạt bệnh Crohn. Khi hệ thống miễn dịch cố gắng chống lại vi khuẩn lạ xâm nhập sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch bất thường. Hệ thống miễn dịch bị nhầm lẫn và hoạt động không đúng chức năng. Chúng không chỉ tấn công vi khuẩn lạ mà tấn công luôn các tế bào có lợi trong hệ tiêu hóa.
2.2 Bệnh Crohn bệnh học có tính di truyền
Bệnh Crohn bệnh học có tính di truyền cao. Nếu trong gia đình từng có người mắc bệnh thì các thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những gia đình khác.
3. Triệu chứng bệnh Crohn
Crohn là bệnh viêm mạn tính mô hạt của đường ống tiêu hóa phần cuối ruột non hoặc các vị trí khác. Triệu chứng của bệnh Crohn có thể tiến triển từ nhẹ tới nặng và phát triển từ từ. Có những trường hợp bệnh phát triển đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước. Bệnh nhân có những khoảng thời gian không xuất hiện triệu chứng khiến họ nghĩ bệnh đã thuyên giảm.
3.1 Các triệu chứng bệnh Crohn bệnh học dạng nhẹ
– Tiêu chảy
– Mệt mỏi
– Sốt
– Xuất hiện máu trong phân
– Chuột rút
– Đau bụng
– Loét miệng
– Giảm cân
– Đau xung quanh hậu môn
3.2 Những người bị bệnh Crohn nặng
– Viêm đường ống mật, viêm gan
– Viêm khớp, viêm da, viêm mắt
– Tiêu chảy liên tục không thể cầm kể cả khi uống thuốc
– Sốt cao nhiều ngày
– Trong phân lẫn nhiều máu
– Đau bụng dữ dội
4. Biến chứng bệnh Crohn
Bệnh Crohn nếu không được điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng thường gặp phải kể đến như:
4.1 Bệnh Crohn bệnh học có thể gây tắc ruột
Bệnh Crohn ảnh hưởng tới độ dày của thành ruột. Theo thời gian các tổn thương sẽ trở thành sẹo khiến lòng ruột hẹp lại. Dòng di chuyển của thức ăn đang được tiêu hóa và hấp thụ trong ống tiêu hóa bị chặn lại. Người bệnh có thể bị tắc ruột và cần phải phẫu thuật để loại bỏ phần hư hỏng.
4.2 Loét, rò, nứt hậu môn
Bệnh viêm ruột mạn tính có thể gây loét bất cứ phần nào trong đường tiêu hóa gồm cả miệng và hậu môn. Xuất hiện lỗ rò hoặc nứt hậu môn là loại biến chứng vô cùng phổ biến.
4.3 Suy dinh dưỡng
Các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy có thể khiến người bệnh kém ăn, ruột không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Triệu chứng phổ biến của bệnh là thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin B12.
4.4 Ung thư ruột kết
Bệnh Crohn ảnh hưởng tới đại tràng làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột kết. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên sàng lọc ung thư đại tràng định kỳ từ sau 50 tuổi.
5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Crohn bệnh học
Để giúp xác định bệnh Crohn bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:
– Xét nghiệm phân
– Nội soi đại tràng: Giúp quan sát toàn bộ hệ tiêu hóa để tìm ra vị trí bị tổn thương. Trong quá trình nội soi bác sĩ có thể kết hợp lấy mẫu mô nhỏ để sinh thiết.
– Chụp cắt lớp CT
– Chụp cộng hưởng từ MRI
– Nội soi viên nang. Phương pháp này giúp quan sát mọi ngóc ngách mà thiết bị nội soi không tới được. Bệnh nhân sẽ nuốt viên nang có gắn máy ảnh để chúng chụp các hình ảnh bên trong ổ bụng. Máy ảnh sẽ thoát ra khỏi cơ thể sau khi người bệnh đi đại tiện.
6. Phương pháp điều trị bệnh Crohn
Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị bệnh Crohn khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị của bệnh là giảm viêm gây ra các triệu chứng của bệnh đồng thời hạn chế biến chứng. Bác sĩ thường điều trị nội khoa cho bệnh nhân với các loại thuốc:
– Thuốc chống viêm
– Thuốc ức chế miễn dịch
– Thuốc kháng sinh
– Thuốc chống tiêu chảy
– Thuốc giảm đau
– Cần bổ sung thêm sắt, vitamin B12, canxi, vitamin D
7. Phòng ngừa bệnh Crohn
Bệnh Crohn rất khó để kiểm soát và dễ tái nhiễm. Vì vậy mọi người kể cả người khỏe mạnh hay người đã từng mắc bệnh cũng cần thực hiện một số biện pháp sau:
7.1 Chế độ ăn hợp lý
Một số loại thực phẩm ảnh hưởng có thể khiến bệnh nặng thêm hoặc làm các triệu chứng bùng phát. Chính vì vậy mọi người nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:
– Giảm ăn những thực phẩm được chế biến từ sữa
– Hạn chế ăn các đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ
– Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa quá nhiều chất xơ
– Hạn chế ăn thực phẩm chua cay, các loại đồ uống có cồn
Bên cạnh đó mọi người cũng nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Bạn cần cân nhắc khi sử dụng các loại vitamin tổng hợp vì cơ thể rất khó hấp thụ khi bị bệnh.
7.2 Sinh hoạt điều độ
Mặc dù căng thẳng không trực tiếp gây ra bệnh nhưng mọi người cần hạn chế stress, lo âu kéo dài.
– Nên thường xuyên tập thể dục
– Tập hít thở sâu
– Thư giãn
Bệnh Crohn bệnh học là bệnh lý gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Vì vậy tất cả mọi người không nên chủ quan khi mắc bệnh. Bệnh được điều trị càng sớm thì sẽ giảm các nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.