Việc tiêm phòng vắc xin cúm trước khi mang thai là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của 2 mẹ con. Vậy tiêm cúm bao lâu có thai được? Câu hỏi này được nhiều mẹ quan tâm và gửi tới hòm thư của Thu Cúc TCI. Thông qua bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ giải đáp chi tiết cho các mẹ cùng hiểu về vắc xin cúm và thời gian “vàng” nên tiêm chủng.
Menu xem nhanh:
1. Tiêm cúm bao lâu có thai được?
Để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, vắc xin cúm thường được khuyến cáo tiêm trước khi mang thai, tốt nhất là trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tháng. Tối thiểu sau tiềm vắc xin cúm 1 tháng mẹ mới nên có thai để đảm bảo sức khỏe thai kì ổn định nhất.
Vì vậy, trước khi lên kế hoạch mang thai, các chị em nên có kế hoạch tiêm vắc xin cúm để đảm bảo đã được chủng ngừa đầy đủ. Trong trường hợp đã mang thai nhưng chưa kịp tiêm phòng, các bà bầu có thể xem xét tiêm bổ sung một số loại vắc xin như vắc xin cúm dạng bất hoạt.
Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin cúm dạng nào và phác đồ tiêm ra sao bạn cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Dựa trên thể trạng thực tế của từng mẹ bầu, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tiêm cúm khi nào.
2. Chưa tiêm cúm mà mang thai có sao không?
Có thể nói, tiêm cúm bao lâu có thai được đã có câu trả lời chi tiết ở bên trên. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng phòng bị cho mình trước việc mang thai. Vậy chưa tiêm cúm mà mang thai thì có sao không?
Khi mang thai, đặc biệt là thời gian tam cá nguyệt đầu và cuối, cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn và hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hơn so với thường lệ. Việc mắc các bệnh truyền nhiễm thông thường cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào từ phía sức khỏe của người mẹ đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Cúm là một căn bệnh phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa hoặc nóng ẩm như ở Việt Nam. Cúm không chỉ biểu hiện như cảm lạnh thông thường, mà còn đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho và đau họng. Cúm có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau, ví dụ như viêm phổi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu mắc cúm kéo dài, tồn tại khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, cúm cũng có thể tăng khả năng mẹ bầu gặp các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, như chuyển dạ sớm và sinh non.
Vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin cúm trước khi mang thai là cần thiết để mẹ có 1 thai kì khỏe mạnh. Đối với những mẹ chưa tiêm cúm mà mang thì nên xin lời khuyên từ bác sĩ để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi mầm bệnh trong môi trường xung quanh.
3. Vắc xin cúm tiêm xong bao lâu có tác dụng?
Sau khi tiêm vắc xin, hiệu quả không xuất hiện ngay mà cần một khoảng thời gian từ 10 đến 14 ngày để cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại cúm. Virus cúm thay đổi liên tục hàng năm và có sự biến đổi theo mùa khó lường.
Vắc xin cúm chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm và cần được tiêm lại hàng năm để duy trì một “hàng rào” bảo vệ tốt nhất. Mỗi năm, công thức vắc xin cúm được cập nhật để đảm bảo sự tương đồng giữa chủng virus cúm có trong vắc xin và chủng virus cúm đang lưu hành trong từng khu vực.
Đối với phụ nữ có kế hoạch mang thai, việc tiêm một mũi vắc xin cúm giúp yên tâm vì kháng thể sẽ duy trì hiệu quả trong suốt 9 tháng mang thai, bảo vệ cả mẹ và trẻ sơ sinh khỏi các biến chứng nặng của bệnh cúm trong những tháng đầu đời.
4. Lưu ý tiêm phòng cúm trước khi mang thai
4.1. Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tiêm vắc xin cúm
Khi chị em mang bầu không nên tự ý đi tiêm vắc xin tại điểm tiêm kém uy tín. Những điểm tiêm không do Bộ Y tế cấp phép hoạt động sẽ không đảm bảo được điều kiện bảo quản vắc xin theo quy định, từ đó làm biến chất của vắc xin trước khi đưa vào cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc tác dụng phụ của vắc xin sẽ khó lường, thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
Đồng thời, các cơ sở này không có đủ khả năng cấp cứu và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu xảy ra phản ứng phụ sau tiêm.
Vì vậy, khi tiêm phòng cúm, bà bầu nên chọn những cơ sở chủng ngừa uy tín, an toàn, có hệ thống bảo quản lạnh vắc xin theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế như Trung tâm tiêm chủng Thu Cúc TCI. Thu Cúc TCI có đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu chuyên môn, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và thiết bị y tế nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình tiêm chủng.
Bên cạnh đó, mỗi khách hàng sau khi tiêm chủng đều có sổ tiêm ghi chép lịch sử tiêm, hệ thống tổng đài nhắc lịch tiêm tiếp theo gửi tự động vào máy điện thoại của bạn sẽ giúp bạn không bỏ sót mũi tiêm nào.
Với các chị em chuẩn bị có thai, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết các mũi tiêm cần được thực hiện trước – trong thai kì để bạn có thông tin đầy đủ, đảm bảo lịch tiêm chủng tốt nhất cho hành trình thiêng liêng trong tương lai.
4.2. Thông báo về tiền sử dị ứng cho bác sĩ
Trước khi tiêm phòng, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng nghiêm trọng hoặc đã từng có phản ứng dị ứng với vắc xin cúm trước đó.
Những người bị dị ứng nghiêm trọng hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin cúm được coi là không thích hợp để tiêm vắc xin. Hoặc nếu bạn đang dùng thuốc, có dự định mang thai trong thời gian bao lâu cũng nên bàn luận trước với bác sĩ để nhận tư vấn chi tiết.
4.3. Ở lại điểm tiêm chủng theo dõi sau tiêm 30′
Sau khi tiêm vắc xin cúm, hãy ở lại cơ sở tiêm phòng trong ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm (nếu có). Nếu có bất kỳ dấu hiệu phản ứng sau tiêm hoặc sốc phản vệ, bạn cần báo cho bác sĩ hoặc các nhân viên y tế để xử lý kịp thời.
Ngoài ra, sau khi về nhà bạn vẫn cần tiếp tục theo dõi tích cực trong 1 – 2 ngày đầu tiên. Cơ thể có thể xuất hiện triệu chứng sốt, mệt mỏi nhưng tự hết sau vài ngày mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài không thuyên giảm, bạn hãy đến trạm y tế để được kiểm tra sức khỏe kịp thời.
Trên đây, Thu Cúc TCI đã cung cấp thông tin xoay quanh chủ đề tiêm cúm bao lâu có thai được. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc hoặc muốn đặt lịch tiêm chủng sớm nhất tại Trung tâm tiêm chủng Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin liên hệ để chúng tôi hỗ trợ bạn kịp thời.