Chị em cần quan tâm tới thời điểm cấy que tránh thai để có thể giúp que cấy phát huy được tối đa hiệu quả bảo vệ, ngăn ngừa khả năng mang thai ngoài ý muốn. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu xem thời điểm thích hợp nhất để áp dụng biện pháp ngừa thai này là như nào nhé.
Menu xem nhanh:
1. Phương pháp cấy que tránh thai có tác dụng như thế nào?
1.1. Định nghĩa biện pháp cấy que tránh thai ở phụ nữ
Que tránh thai là một loại dụng cụ y tế chuyên biệt được sử dụng để đưa vào bên trong cơ thể phụ nữ nhằm mục đích bảo vệ phụ nữ khỏi khả năng mang thai ngoài ý muốn. Que tránh thai có thể là loại có 1 thanh hoặc nhiều thanh ghép lại với nhau. Chúng được làm chủ yếu từ nhựa dẻo chuyên dụng, và được bơm hormone nội tiết tố progesterone vào bên trong que.
Khi sử dụng biện pháp cấy que tránh thai, chúng sẽ có tác dụng giải phóng dần dần các thành phần hormone nội tiết tố có sẵn bên trong que vào cơ thể phụ nữ theo thời gian. Các hormone này giúp ngăn cản quá trình trứng và tinh trùng gặp nhau, thụ tinh và làm tổ như bình thường. Ngoài ra, hormone nội tiết của que cấy còn có khả năng làm thay đổi về mặt cơ cấu của phần lớp niêm mạc bên trong tử cung của phụ nữ, cũng như làm tinh trùng yếu hơn.
Biện pháp cấy que tránh thai hiện nay được rất nhiều các chị em tin tưởng và lựa chọn sử dụng bởi hiệu quả lâu dài cũng như khả năng ngừa thai hiệu quả của chúng. Cấy que tránh thai còn có thể dễ dàng được thực hiện tại các phòng khám, cơ sở y tế uy tín. Sau khi sử dụng que cấy, chị em cũng không cần phải sử dụng thêm các biện pháp tránh thai khác. Đồng thời, que cấy cũng giúp chị em và đối tác tình dục an tâm hơn khi phát sinh quan hệ.
1.2. Quy trình cấy que tránh thai có nhanh không?
Theo đó, quy trình đưa que tránh thai vào cơ thể phụ nữ được thực hiện khá nhanh và nhẹ nhàng. Sau khi trải qua các bước thăm khám và tư vấn ban đầu, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng để đưa que cấy vào mặt da bên dưới cánh tay. Quá trình này thông thường chỉ mất khoảng 15 phút. Sau khi kết thúc cấy que, chị em có thể sinh hoạt hàng ngày như bình thường, tuy nhiên sẽ cần lưu ý một số điều theo chỉ dẫn của bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến vị trí và tác dụng ngừa thai của que cấy.
1.3. Thời điểm cấy que tránh thai như thế nào là phù hợp?
Đối với phương pháp tránh thai sử dụng que cấy, chị em có thể thực hiện cấy que vào bất cứ thời gian nào mong muốn. Tuy nhiên, thời gian thích hợp nhất cho việc này là vào khoảng 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi bị sảy thai.
Que cấy lúc này sẽ bắt đầu phát huy tác dụng ngừa thai sau khoảng 24h tính từ thời điểm cấy que xong. Tuy nhiên, nếu chị em thực hiện cấy que vào thời điểm khác thì que cấy sẽ có thể phát huy tác dụng tránh thai sau khoảng 7 ngày tính từ thời điểm cấy. Do đó, nếu phát sinh quan hệ tình dục vào khoảng thời gian kể trên, chị em cần chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp bảo vệ khác, đề phòng mang thai ngoài ý muốn.
Bên cạnh đó, đối với các đối tượng chị em phụ nữ mới trải qua quá trình sinh nở, nếu mẹ không cho bé bú thì có thể cấy que tránh thai sau khoảng 21 ngày từ lúc sinh xong. Trong trường hợp mẹ cho con bú thì mẹ nên đợi sau sinh khoảng 6 tuần để thực hiện thủ thuật cấy que tránh thai.
2. Những điều cần lưu ý trước và sau khi thực hiện cấy que tránh thai
2.1. Đối tượng nào không nên sử dụng biện pháp cấy que tránh thai?
Mặc dù đây là một phương pháp tránh thai phổ biến và dễ dàng áp dụng đối với phụ nữ, tuy nhiên vẫn có một số lưu ý về những đối tượng không nên áp dụng biện pháp này như sau:
– Cần đảm bảo mình chắc chắn không có thai trước khi quyết định cấy que tránh thai. Phụ nữ đang có thai không được sử dụng que cấy.
– Phụ nữ đang gặp vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt của mình như: rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh nguyệt, đau bụng,…cũng không nên sử dụng biện pháp tránh thai này. Bởi chúng được hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng thuốc hormone nội tiết. Nếu sử dụng sẽ có thể khiến tình trạng rối loạn kinh nguyệt của phụ nữ trở nên nặng nề hơn.
– Đối tượng đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc nhằm điều trị các loại bệnh như: động kinh, bệnh lao, HIV,…cũng không nên áp dụng que cấy.
– Phụ nữ đã có tiền sử bị chảy máu, xuất huyết âm đạo chưa tìm ra nguyên nhân cũng nên cẩn trọng trước khi sử dụng biện pháp cấy que tránh thai.
– Người đang bị mắc các loại bệnh như: ung thư, gan, thận. đột quỵ, bệnh tuyến giáp,…cũng không nên thực hiện bện pháp cấy que tránh thai.
2.2. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi thực hiện cấy que tránh thai
Sau khi thực hiện biện pháp cấy que tránh thai, chị em cũng cần lưu ý tới một số tác dụng phụ có thể xảy ra:
– Hiện tượng đau đầu, mệt mỏi, nổi mụn.
– Cân nặng thay đổi thất thường cũng có thể là tác dụng phụ của việc cấy que tránh thai.
– Bầu ngực phụ nữ có cảm giác căng tức.
– Tâm trạng phụ nữ thay đổi, tính khí thất thường.
– Rối loạn kinh nguyệt bao gồm: vô kinh, rong kinh, kinh nguyệt không ra đều, đau bụng nhiều mỗi khi hành kinh,…
– Tất cả những tác dụng phụ này có thể xảy ra hoặc không tùy thuộc vào cơ địa cũng như sức khỏe của từng người. Nếu các dấu hiệu này kéo dài quá lâu. chị em nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
Trên đây là những thông tin quan trọng hi vọng sẽ giúp chị em có thêm kiến thức về biện pháp cấy que tránh thai. Nếu chị em đang cần đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.