Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người bệnh trên thế giới. Nếu không được điều trị sớm, bệnh làm suy giảm sức khỏe xương khớp và nguy cơ dẫn đến tàn tật cao. Cùng tìm hiểu thoái hóa khớp là gì, nguyên nhân cũng như cách điều trị, phòng ngừa qua bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu “Thoái hóa khớp là gì”?
Thoái hóa khớp là một loại rối loạn mãn tính khiến sụn và các mô xung quanh khớp tổn thương. Sụn là lớp đệm bao phủ bề mặt xương, cấu tạo bao gồm tế bào sụn và chất căn bản. Chức năng của nó là bảo vệ, giảm ma sát trong khớp và đóng vai trò như “vật giảm xóc”.
Theo thống kê, tại Việt Nam có 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi, 85% người trên 85 tuổi đang đối mặt với vấn đề thoái hóa khớp.
Vị trí thoái hóa khớp thường gặp bao gồm:
– Thoái hóa khớp cùng chậu
– Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay
– Thoái hóa khớp cổ chân …
2. Nguyên nhân thoái hóa các khớp
2.1. Nguyên nhân nguyên phát
Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến tuổi tác. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác khiến hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn suy giảm dẫn đến tình trạng sụn khớp thoái hóa. Vận động trong thời gian dài khiến phần sụn đó tổn thương, gây nên tình trạng:
– Nứt, bong
– Tiêu biến sụn
– Gia tăng ma sát gây đau
2.2. Nguyên nhân thứ phát
– Di truyền: một số đối tượng có gen di truyền chức năng hình thành các sụn khiếm khuyết thường dễ bị thoái hóa khớp.
– Béo phì: thừa cân làm tăng nguy cơ khớp gối, hông và cột sống bị thoái hóa. Vì vậy, cân nặng phù hợp sẽ ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa cũng như giảm tốc độ tiến triển khi bệnh hình thành.
– Chấn thương: đây là điều kiện thuận lợi cho tình trạng viêm khớp thoái hóa phát triển.
– Sử dụng khớp quá nhiều với tần suất liên tục: lạm dụng một số khớp làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp. Ví dụ, người có công việc đặc thù phải sử dụng tay, chân nhiều có nguy cơ bị thoái hóa khớp cổ tay, cổ chân cao hơn.
– Những bệnh xương khớp khác ảnh hưởng: người bệnh viêm khớp dạng thấp có khả năng cao bị thoái hóa khớp. Một số trường hợp thừa sắt, dư thừa hormone tăng trưởng cũng tăng cơ hội phát triển bệnh.
3. Triệu chứng thoái hóa khớp
Các biểu hiện của thoái hóa khớp thường phát triển chậm và tiến triển nặng dần theo thời gian, các dấu hiệu phổ biến gồm:
– Đau nhức
Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị đau trong và sau khi vận động, cơn đau âm ỉ và thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Nếu không được điều trị sớm, cơn đau nghiêm trọng và kéo dài hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người bệnh.
– Cứng khớp
Triệu chứng này thường đi kèm với các cơn đau, dễ xảy ra vào sáng sớm hoặc sau một thời gian không vận động, đi lại.
– Khớp kêu khi di chuyển
Khi di chuyển, người bệnh có cảm giác nóng ran và nghe tiếng lộp cộp, lạo xạo khi cử động.
– Teo cơ, sưng tấy
Thoái hóa khớp kéo dài gây ra tình trạng sưng tấy làm biến dạng khớp và vùng cơ quanh khớp. Nếu không vận động trong thời gian dài, người bệnh sẽ bị teo cơ, đầu gối bị lệch khỏi trục.
4. Điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả, an toàn
4.1. Gợi ý: Phương pháp điều trị thoái hóa khớp là gì?
Khi nhận thấy khớp có các dấu hiệu nêu trên, cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác. Sau khi tìm ra nguyên nhân, tùy vào tình trạng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp:
Sử dụng thuốc
Các loại thuốc dùng để cải thiện tình trạng đau nhức do thoái hóa khớp bao gồm:
– Thuốc tiêm
– Thuốc giảm đau
– Thuốc kháng viêm, giãn cơ
Bệnh nhân cần tuân thủ liệu trình sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng sai liều lượng, lạm dụng thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Vật lý trị liệu
Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ được kết hợp điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu như:
– Chườm nóng
– Chiếu đèn hồng ngoại
– Luyện tập cơ, khớp
– Xoa bóp
Những phương pháp này giúp xoa dịu cơn đau, tạo cảm giác dễ chịu. Đồng thời, bệnh nhân nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh gây hại đến khớp.
Phẫu thuật
Với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng nề như biến dạng khớp, đau cứng khớp, thoái hóa kèm viêm bao hoạt dịch mà các phương pháp điều trị khác không đem lại cải thiện, bác sĩ sẽ tư vấn phẫu thuật.
4.2. Cách phòng ngừa thoái hóa khớp là gì?
Để phòng ngừa khớp thoái hóa, mỗi người cần tạo lập và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh:
– Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, vận động mỗi ngày. Lựa chọn các môn tập phù hợp với thể trạng để tăng cường sự dẻo dai và chắc khỏe cho xương khớp. Nếu đã bị thoái hóa khớp, người bệnh nên tập các môn tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội, …
– Sinh hoạt, vận động đúng tư thế, hạn chế bê vác đồ nặng, tránh gây tổn thương cho xương khớp. Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài.
– Kiểm soát cân nặng phù hợp giúp hạn chế áp lực của trọng lượng cơ thể lên hệ thống dây chằng, xương khớp.
– Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như thực phẩm giàu canxi, glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin D, vitamin B. Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá và nói không với chất kích thích.
– Phòng tránh chấn thương bằng cách khởi động kỹ trước khi hoạt động thể lực, đi giày vừa chân, tập luyện trong môi trường đầy đủ cơ sở vật chất. Lúc tập luyện nên tập vừa sức, đúng kỹ thuật.
– Nếu không may bị chấn thương, cần đến cơ sở y tế để được điều trị sớm, ngăn biến chứng nặng xảy ra.
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng, lo âu kéo dài.
Bên cạnh đó, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo thoái hóa khớp, người bệnh nên đến chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám, chẩn đoán chính xác để có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.