Thiếu mầm răng vĩnh viễn là một tình trạng bất thường của răng miệng. Hiện tượng này rất hay gặp trong thực tế và làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của con người. Vậy vì sao mầm răng lại bị thiếu, có gây nguy hiểm hay không. Chúng ta hãy cùng tham khảo những thông tin sau đây để biết được câu trả lời.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về thiếu mầm răng vĩnh viễn
1.1 Thiếu mầm răng vĩnh viễn là gì?
Thông thường, một hàm răng đầy đủ của con người sẽ bao gồm 32 răng. Những chiếc răng này chỉ mọc lên 2 lần là lúc mọc răng sữa và lúc mọc răng vĩnh viễn. Trong đó, tình trạng mầm răng vĩnh viễn bị thiếu là khi trên hàm có 1 hoặc nhiều răng không mọc lên. Điều này này không hiếm gặp và phần lớn người bệnh chỉ thiếu từ 1-2 răng.
Có 2 loại thiếu răng vĩnh viễn. Thứ nhất là thiếu răng do ảnh hưởng những khuyết điểm về gen. Cụ thể như các gen PAX9, EDA, MSX1. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể mắc hội chứng Oligodontia ( hội chứng thiếu nhiều răng) hoặc Anodontia (không có răng).
1.2 Thiếu mầm răng vĩnh viễn có nguy hiểm?
Mầm răng vĩnh viễn bị thiếu là hiện tượng bất thường và gây nhiều ảnh hưởng sức sinh hoạt cũng như sức khỏe người bệnh:
– Thiếu răng vĩnh viễn gây ảnh hưởng xấu tới tính thẩm mỹ. Khi răng không mọc lên, vị trí của răng đó sẽ bị bỏ trống, tạo lỗ hở trên hàm răng. Ngoài ra, khi thiếu răng, các răng còn lại sẽ dễ bị “chạy” khỏi vị trí. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới thưa kẽ răng, răng lệch lạc, lộn xộn.
– Khi bị thiếu răng, khớp cắn có thể bị sai lệch. Từ đó, sức khỏe của răng và xương hàm bị tổn hại, làm hạn chế khả năng ăn nhai.
– Thiếu răng vĩnh viễn dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng cao hơn. Khi răng không mọc lên, phần nướu sẽ bị lộ ra dễ bị tổn thương trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, những kẽ hở trên hàm lâu dần cũng sẽ là nguy cơ cho bệnh sâu răng, viêm nướu,…
2. Nguyên nhân mầm răng vĩnh viễn bị thiếu
Mầm răng vĩnh viễn bị thiếu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
– Do di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất khi nhắc tới mầm răng vĩnh viễn bị thiếu. Trong trường hợp này, những người trong gia đình có di truyền khả năng sẽ bị thiếu những răng giống nhau.
– Do thiếu hụt dinh dưỡng, khiếm khuyết về gen di truyền, … cũng có thể gây thiếu mầm răng.
– Đối với trẻ nhỏ, tình trạng thiếu mầm răng còn có thể liên quan tới những tình trạng về hở môi vòm miệng với các hội chứng như Down, Rieger, Hajdu-Cheney, …
– Đối với phụ nữ trong quá trình mang thai nếu có sử dụng liệu pháp điều trị bệnh Rubella cũng có thể ảnh hưởng tới mầm răng vĩnh viễn.
– Ngoài việc thiếu hoàn toàn mầm răng, do tác động nào đó, có thể mầm răng của trẻ bị mọc ngầm hoặc không mọc sai vị trí, không ở trên cung hàm.
– Phụ nữ mang thai có sử dụng thuốc gây ảnh hưởng, khiến trẻ thiếu mầm răng: thuốc lá, Thalidomide, …
– Sự rối loạn phát triển, chấn thương, điều trị tia xạ, … cũng gây tác động lớn tới hiện tượng thiếu mầm răng.
– Bác sĩ nhổ nhầm răng sữa của trẻ khi còn nhỏ. Đây là tình huống hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra dẫn đến răng mới không mọc lên.
3. Những điều cần làm khi mọc thiếu răng
Để xử lý trường hợp mọc thiếu răng có những cách khác nhau. Ta cần phải xác định đúng nguyên nhân vấn đề để có được phương pháp xử lý phù hợp. Cụ thể, có 2 nhóm trường hợp chính: không có mầm răng vĩnh viễn, có mầm răng nhưng không mọc lên.
3.1 Không có mầm răng vĩnh viễn
Trường hợp không có mầm răng cũng tương tự như bị mất răng. Người bệnh sẽ cần thực hiện trồng răng giả. Điều này sẽ giúp lấp đầy khoảng trống do răng bị thiếu. Tùy vào vị trí răng bị thiếu và khoảng trống, nha sĩ sẽ đưa ra những phương án phù hợp:
– Cấy ghép Implant: Đối với phương pháp trồng răng bằng cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ tiến hành đặt trụ Implant. Sau đó, phần mão sứ mô phỏng răng sẽ được gắn vào. Răng Implant giúp đảm bảo về độ ăn nhai, răng chắc chắn, tính thẩm mỹ cao và tự nhiên. Đây là phương pháp được khá nhiều người lựa chọn.
– Trồng răng sứ: Phương pháp này chỉ có thể áp dụng phục hồi phần thân răng trên nướu. Cụ thể, bác sĩ sẽ làm cầu sứ gồm tối thiểu 3 răng. Và một điều kiện là các răng kế cận xung quanh được đảm bảo về độ chắc khỏe. Cầu răng sứ được thực hiện nhanh chóng, tuy nhiên phương pháp này có những hạn chế về khả năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ. Vì vậy, người dùng cần phải thực hiện thay thế thường xuyên.
– Thực hiện hàm giả tháo lắp: Đây là phương pháp được khá nhiều người cao tuổi lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp chỉ có tính thẩm mỹ tạm thời. Đây không phải cách giải quyết được triệt để vấn đề. Khả năng ăn nhai bị hạn chế do hàm không đủ lực.
3.2 Có tồn tại mầm răng
Khi có tồn tại mầm răng nhưng không xuất hiện răng mọc lên chứng tỏ răng không thể trồi ra được khỏi nướu và đã nằm lại ở trong xương hàm. Trong trường hợp này, điều cần làm là tìm cách đưa những chiếc răng này ra khỏi nướu. Như vậy, răng mới có thể thực hiện đúng những chức năng của nó. Nhờ vậy, người bệnh sẽ tránh được phải sử dụng răng nhân tạo. Điều này có lợi hơn về chi phí cũng như các chức năng của răng thật bao giờ cũng tốt hơn răng nhân tạo.
Để thực hiện đưa răng lên khỏi nướu, bệnh nhân cần tới nha khoa, thực hiện thủ thuật bộc lộ răng ngầm trong xương. Tiếp đến, khí cụ sẽ được gắn để kéo răng từ từ lên khỏi xương hàm, trở về đúng vị trí của nó.
Trên đây, chúng ta vừa tìm hiểu những kiến thức về mầm răng vĩnh viễn bị thiếu. Có thể thấy tuy đây không phải tình trạng quá nguy hiểm. Thế nhưng nếu không xử lý kịp thời sẽ để lại nhiều hậu họa. Vậy nên, mọi người hãy thực hiện kiểm tra nha khoa định kỳ để ngăn ngừa bệnh lý, phát hiện và xử lý vấn đề răng miệng sớm nhất nếu có nhé.