Thay khớp đầu gối nhân tạo được chỉ định khi nào?

Thay khớp đầu gối nhân tạo được xem là biện pháp điều trị cuối cùng nhằm giúp sửa chữa khớp gối bị hư hỏng nặng và không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn nào khác. Cùng tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này qua bài viết dưới đây.

1. Thay khớp đầu gối nhân tạo là gì?

Thay khớp gối nhân tạo được các bác sĩ chuyên khoa điều trị chỉ định cho bệnh nhân thực hiện khi các phương pháp điều trị nội ngoại khoa khác không giúp giảm cơn đau khớp và không thể phục hồi được chức năng khớp toàn diện. Nó được xem là giải pháp tối ưu nhất đối với những bệnh nhân bị hư hại khớp nặng mà trong quá trình điều trị không có tiến triển nào khách quan.

Khớp gối nhân tạo toàn phần sẽ gồm 3 thành phần chính đó là: phần lồi cầu đùi, mâm chày và mảnh chèn nằm giữa 2 phần trên. Tùy thuộc vào tình trạng hư hại của khớp gối mà bác sĩ điều trị sẽ tiến hành chỉ định loại khớp gối nhân tạo phù hợp nhất để thay cho bệnh nhân. Khớp gối nhân tạo không hạn chế là loại khớp thường được dùng nhất với hầu hết các bệnh lý hư khớp gối hiện nay. Loại khớp này cũng gồm có 2 loại chính là loại khớp xoay được và loại khớp không xoay được. Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo cũng tương đối dài, nếu được chăm sóc, theo dõi thường xuyên thì có thể kéo dài lên tới 15 năm.

Người trưởng thành đều có thể được cân nhắc xem xét để thực hiện thay khớp gối nhân tạo khi gặp phải các bệnh lý về khớp gối mà các phương pháp điều trị khác không có kết quả. Đến nay, người cao tuổi từ 60- 80 tuổi đang hướng tới phương pháp thay khớp gối nhân tạo rất nhiều và cũng có không ít người trẻ sử dụng khớp gối nhân tạo để giúp hạn chế các cơn đau bệnh lý và thuận tiện hơn cho việc sinh hoạt đi lại.

Thay khớp đầu gối là gì

Khớp gối nhân tạo toàn phần sẽ gồm 3 thành phần chính

2. Thay khớp gối nhân tạo mang lại ưu điểm gì?

Phương pháp thay khớp gối nhân tạo hiện đang là giải pháp tối ưu dành đối với người bệnh thoái hóa khớp gối nặng và lâu năm. Đây là phương pháp được chỉ định khi các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, hoặc dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, dưỡng sụn không còn mang lại hiệu quả. Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo chính là giải pháp tối ưu để giúp điều chỉnh hoàn hảo những biến dạng khớp, hỗ trợ cho bệnh nhân cải thiện các cơn đau hiệu quả, tránh gặp nguy cơ tàn tật vĩnh viễn, đưa bệnh nhân trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường hàng ngày.

Bên cạnh đó, việc thay khớp gối nhân tạo thường gây ra rất ít các tổn thương phần mềm ở xung quanh khớp, bộc lộ chính xác khớp cần thay thế, giúp làm giảm được nguy cơ nhiễm trùng tối đa cho bệnh nhân. Khi phẫu thuật thay khớp gối thì người bệnh cũng sẽ được giảm thiểu được thời gian lưu viện so với các phương pháp điều trị khác, đồng thời giảm đau và sớm bình phục, ổn định được sức khỏe trong khoảng thời gian dài.

vì sao cần thay khớp đầu gối

Việc thay khớp gối nhân tạo thường gây ra rất ít các tổn thương phần mềm ở xung quanh khớp

3. Bao giờ cần thay khớp gối? Cần chuẩn bị gì khi tiến hành phẫu thuật?

3.1. Đối tượng nào thường được chỉ định thay khớp đầu gối nhân tạo?

– Bệnh nhân bị đau nghiêm trọng ở vùng khớp gối, gặp tình trạng mòn khớp gối dẫn đến suy giảm vận động, gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại.

– Bệnh nhân gặp tình trạng đau khớp gối kéo dài gây ảnh hưởng tới chất lượng sống và giấc ngủ.

– Bệnh nhân không thể làm việc và có cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bình thường.

– Bệnh nhân có phần sụn khớp gối bị tổn thương rất nặng, các phương pháp điều trị nội khoa không mang tới hiệu quả.

– Bệnh nhân bị viêm khớp gối dạng thấp, thoái hóa khớp gối, dính khớp gối, chấn thương khiến phần sụn gối tổn thương.

– Người mắc những bệnh lý khác có thể tác động tới vùng khớp gối như: bệnh gout, rối loạn đông máu, hoại tử vô mạch đầu gối, chấn thương đầu gối, rối loạn khiến xương phát triển bất thường, biến dạng khớp gối gây đau và bị mất sụn…

– Khi chụp phim X-quang cho thấy tình trạng khớp gối của bệnh nhân bị hư hại nhiều, nhưng bệnh nhân không đau hoặc chỉ cảm thấy đau ít thì cũng có thể được bác sĩ chỉ định thay khớp gối nhân tạo.

3.2. Cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật thay khớp đầu gối nhân tạo?

– Bệnh nhân cần được khám xác định bệnh, mức độ thương tổn của phần khớp; đánh giá tình trạng sức khỏe chung. Đồng thời, bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố nguy cơ, các biến chứng không mong muốn khi phẫu thuật.

– Các phương pháp thăm khám cần thiết có thể kể đến như: Chụp X-quang; cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính CT; xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tâm đồ hoặc bổ sung thêm các xét nghiệm nếu có bệnh kèm theo.

– Bệnh nhân cần đọc, hiểu tường tận và ký đồng ý các bản Cam kết sử dụng dịch vụ tại bệnh viện mà mình tiến hành điều trị.

– Bác sĩ kiểm tra tình hình dùng thuốc trước đây, dược sĩ lâm sàng sẽ hướng dẫn chi tiết cách dùng thuốc trước, trong và sau khi người bệnh tiến hành phẫu thuật.

– Khi có đầy đủ Hồ sơ bệnh án, bác sĩ sẽ tiến hành khám gây mê. Tại đây, bác sĩ gây mê sẽ cùng thống nhất chọn cách thức gây mê hay gây tê cho bệnh nhân và giải thích về việc giảm đau sau mổ.

– Bệnh nhân cần được điều trị các ổ viêm nhiễm đang tồn tại, giảm cân nếu đang béo phì; đồng thời cần thu xếp công việc và kế hoạch chăm sóc tại nhà một cách chu toàn.

– Nếu có trầy xước da hay viêm da tại vùng mổ thì bệnh nhân cũng cần được xử lý ổn định trước khi mổ thay khớp.

Thay khớp đầu gối ở đâu

Bệnh nhân cần lưu ý một số điều trước khi tiến hành phẫu thuật

Hiện nay, phương pháp thay khớp gối nhân tạo được đánh giá là phương pháp mang tới hiệu quả điều trị cao nhằm giúp thay thế khớp gối bị hư hại và bào mòn bởi các bệnh về xương khớp gối thường gặp. Hy vọng bài viết rên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital