Thai phụ mổ đẻ rạch mấy lớp? Lưu ý chăm sóc vết mổ sau sinh

Tham vấn bác sĩ

Trong một vài trường hợp, thai phụ buộc phải sinh con theo phương pháp sinh mổ theo chỉ định của bác sĩ hoặc mổ cấp cứu. Rất nhiều thai phụ thắc mắc vấn đề mổ đẻ rạch mấy lớp và chăm sóc vết mổ sau sinh ra sao.

Menu xem nhanh:

1. Sinh mổ và những lý do mẹ cần thực hiện đẻ mổ

Đẻ mổ là phương pháp Sản khoa giúp các mẹ bầu có quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Phương pháp này được thực hiện với những trường hợp như:

– Khung chậu của mẹ hẹp hơn so với chu vi vòng đầu của bé.

– Cơn co tử cung của mẹ trở nên bất thường, thời gian chuyển dạ kéo dài, gây mất máu nhiều, đẻ khó.

– Mẹ bầu đã quá 35 tuổi.

– Mẹ có các vấn đề bất thường về bộ phận sinh dục.

– Thai to, thai có nguy cơ bị kẹt, ngạt nếu ra ngoài từ đường âm đạo.

– Ngôi thai không thuận lợi cho quá trình sinh thường.

– Suy thai, thai gặp nguy hiểm trong quá trình chuyển dạ.

– Các vấn đề bất thường về vị trí nhau thai, dây rốn.

Trong những trường hợp đặc biệt, điều kiện sức khỏe mẹ và bé không cho phép sinh thường, thai phụ cần thực hiện mổ đẻ

Trong những trường hợp đặc biệt, điều kiện sức khỏe mẹ và bé không cho phép sinh thường, thai phụ cần thực hiện mổ đẻ

Phương pháp mổ lấy thai được thực hiện nhằm hạn chế những tai biến, tổn thương hay rủi ro nếu mẹ cố gắng sinh qua đường âm đạo. Những tổn thương này bao gồm kẹt vai, gãy xương, sa dây rốn gây ngạt,…

Ngoài ra, nếu mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa trong quá trình mang thai, việc sinh mổ cũng giúp bé tránh khỏi những tác động, ảnh hưởng từ vi khuẩn, nấm, trùng,… khi ra ngoài thông qua đường âm đạo của mẹ.

Bên cạnh đó, phương pháp sinh mổ cũng giúp các mẹ giảm nguy cơ bị tổn thương tại tầng sinh môn, nguy cơ mất máu nhiều do các vấn đề về nhau thai như nhau tiền đạo, nhau cài răng lược,…

Việc thực hiện sinh mổ có phù hợp hay không sẽ dựa trên chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào kết quả thăm khám, theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, bác sĩ sẽ đưa ra phương án sinh nở an toàn nhất cho mẹ, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ biến chứng thai kỳ.

2. Thai phụ mổ đẻ rạch mấy lớp? Quy trình thực hiện các đường rạch như thế nào?

Thực hiện ca mổ, bác sĩ sẽ rạch đường tại thành tử cung, vùng bụng dưới để lấy thai nhi ra ngoài. Vậy bác sĩ Sản khoa sẽ thực hiện các đường rạch như thế nào? Vào phòng sinh, mẹ mổ đẻ rạch mấy lớp?

2.1. Thai phụ mổ đẻ rạch mấy lớp?

Trước khi thực hiện ca sinh mổ, thai phụ sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc thụt để làm sạch đại tràng. Sau khi thay quần áo, đội mũ vô trùng, thai phụ được hướng dẫn vào phòng phẫu thuật.

Thai phụ nằm ngửa, ổn định trên giường mổ. Lúc này, điều dưỡng sẽ thực hiện gắn các điện cực lên người thai phụ để kết nối với máy đo nhịp tim và huyết áp. Đường truyền tĩnh mạch được sẽ được đặt trên cẳng tay của thai phụ để truyền dịch trong quá trình phẫu thuật.

Sau đó, bác sĩ gây tê sẽ thực hiện gây tê tủy sống đếc các mẹ không cảm nhận được cơn đau ở nửa phần thân dưới trong suốt quá trình mổ lấy thai. Các mẹ được đặt ống thông tiểu, vệ sinh sát khuẩn vùng bụng để thực hiện rạch đường rạch ngang ngay tại thành tử cung. Cuối cùng, bác sĩ sẽ phủ khăn xanh để ngăn tầm nhìn của thai phụ hướng xuống phía dưới trong quá trình mổ.

Một đường rạch ngang sẽ được tiến hành tại thành tử cung, ngay phần bụng dưới, phía trên xương mu. Đường rạch có thể dài khoảng 20cm. Thời gian thực hiện đường rạch này tới khi đưa em bé ra ngoài chỉ trong khoảng 5 đến 10 phút.

Khi sinh mổ, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch 3 lớp là lớp da bụng, mô cơ, tử cung. Trong quá trình đẻ mổ, thai phụ sẽ chảy máu khá nhiều và cần phải được cầm máu liên tục. Bác sĩ Sản khoa sẽ tiến hành thăm dò tại khoang tử cung. Khi xác định được túi ối và vị trí đầu của thai nhi, bằng các thao tác chuyên môn, bác sĩ sẽ dùng lực tay đẩy nhẹ lên bụng của thai phụ, giúp phần đầu của em bé ra trước, sau đó đưa cả cơ thể bé ra ngoài.

Thai phụ mổ đẻ rạch mấy lớp? Các bác sĩ sẽ tiến hành rạch 3 lớp là lớp da bụng, mô cơ, tử cung

Thai phụ mổ đẻ rạch mấy lớp? Các bác sĩ sẽ tiến hành rạch 3 lớp là lớp da bụng, mô cơ, tử cung

Sau khi đã vệ sinh, hút đàm, nước ối khỏi miệng của bé, bác sĩ thực hiện kẹp, cắt dây rốn và đưa bé cho điều dưỡng thực hiện các thao tác tiếp theo. Tiếp tới, bác sĩ Sản khoa tiến hành lấy nhau thai ra ngoài, làm sạch ổ bụng, phần phụ, tử cung và xử lý vết mổ cho mẹ ngay lập tức.

Từng lớp từ trong ra ngoài sẽ được khâu lại, từ lớp mô, cơ tử cung tới lớp cơ thành bụng và sau cùng là khâu lại lớp da. Chỉ được sử dụng trong việc xử lý vết đẻ mổ cho chị em có thể là chỉ tự tiêu hoặc chỉ rút theo chỉ định của bác sĩ.

2.2. Mổ đẻ rạch mấy lớp? Quy trình thực hiện các đường rạch như thế nào?

Khi tiến hành mổ lấy thai, các bác sĩ phải thực hiện rất nhẹ nhàng qua từng lớp da, lớp mỡ của thai phụ. Đầu tiên, bác sĩ Sản khoa sẽ rạch lớp da bụng. Rạch mở lớp biểu bì ngoài cùng, bác sĩ tiến hành rạch tới lớp da bụng. Lớp da bụng gồm có 7 lớp, được rạch từ từ để tạo miệng, đưa thai nhi ra ngoài.

3. Quá trình vết mổ đẻ phục hồi

Sau 3 tới 4 ngày chăm sóc vết mổ, sản phụ có thể hạn chế được các nguy cơ nhiễm trùng, đau vết đẻ mổ nếu thực hiện đúng và cẩn thận. Vết mổ sẽ phục hồi sau khoảng 6 tuần kể từ khi sinh. Thời gian phục hồi của vết mổ cũng sẽ phụ thuộc vào việc mẹ đẻ mổ lần đầu, lần 2 hay lần 3.

Để vết đẻ mổ phục hồi tốt nhất, sản phụ cần lưu ý:

– Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Đặc biệt, các mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C, A, sắt, kẽm, protein,… để giúp lưu thông tuần hoàn máu đi nuôi dưỡng các mô, nâng cao miễn dịch, đề kháng tự nhiên.

– Bổ sung nhiều nước để cung cấp độ ẩm và tăng tính liên kết, đàn hồi cho da sau khi đẻ mổ.

– Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng vết mổ theo chỉ định của bác sĩ Sản khoa.

– Sản phụ nên nghỉ ngơi nhiều, nằm nghiêng sang một bên để tránh đau tại tử cung.

– Thay băng gạc, vệ sinh vết đẻ mổ hàng ngày theo chỉ dẫn của điều dưỡng bệnh viện.

Chiếu Plasma giúp làm khô vết mổ nhanh, tránh nhiễm trùng cũng là một cách bảo vệ vết mổ sau sinh

Chiếu Plasma giúp làm khô vết mổ nhanh, tránh nhiễm trùng cũng là một cách bảo vệ vết mổ sau sinh

– Nên sử dụng khăn mỏng có thấm nước muối loãng để chườm lên vết mổ, phòng tránh tình trạng nhiễm trùng.

– Không sử dụng vòi hoa sen hay nước nóng để vệ sinh vết mổ.

– Không tập luyện hoặc vận động mạnh, thực hiện các tư thế khó, căng giãn trong quá trình vết mổ phục hồi.

– Không quan hệ tình dục trong vòng tối thiểu 6 tuần sau sinh.

– Mặc đồ rộng, thoáng, hạn chế chạm vào vết mổ.

Mang thai, sinh con là hành trình đầy vất vả và thử thách với người phụ nữ. Việc lựa chọn một địa chỉ phù hợp để theo dõi sức khỏe thai kỳ, thực hiện sinh nở an toàn, hậu sản được  chăm sóc tận tâm là điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng nên quan tâm.

Nhằm giúp các mẹ trải qua quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày một cách thuận lợi, sẵn sàng cho một ca vượt cạn thành công, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI triển khai dịch vụ Thai sản trọn gói với các gói thai sản từ tuần 8w, 12w, 16w, 22w, 28w, 32w, 36w và cả chuyển dạ. Thai phụ sẽ được tư vấn lộ trình khám thai, theo dõi thai kỳ rõ ràng, được báo, nhắc lịch khám khi tới những mốc quan trọng. Thăm khám cùng các bác sĩ Sản khoa có nhiều kinh nghiệm, tâm lý, nhiệt tình và được thực hiện đầy đủ những xét nghiệm cần thiết, siêu âm theo các mốc tuần thai quan trọng, mẹ bầu sẽ cảm thấy yên tâm hơn và có đầy đủ hành trang cho hành trình vượt cạn sau cùng.

Ca đẻ thường, đẻ mổ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI đều được thực hiện tại phòng sinh vô khuẩn, phòng mổ vô khuẩn 1 chiều với đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho quá trình sinh nở. Các bác sĩ Sản khoa có chuyên môn cao, vững tay nghề sẽ trực tiếp tiến hành ca phẫu thuật, khâu thẩm mỹ tầng sinh môn, vết rạch tại tử cung để chị em có thể tự tin hơn, thoải mái hơn sau khi sinh con.

Sau sinh, theo những tiện ích, quyền lợi trong gói Thai sản TCI, các mẹ được sử dụng phòng lưu viện với đầy đủ đồ dùng cần thiết cho cả mẹ và bé. Mẹ, bé đều được chăm sóc cẩn thận 24/24 với đội ngũ điều dưỡng tận tâm, được thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện. Mỗi ngày, bé được hưởng dịch vụ tắm, vệ sinh thân thể, vệ sinh cuống rốn, được các cô điều dưỡng cho ăn. Các mẹ được chăm sóc từng bữa ăn tính lượng calories tận giường và được hỗ trợ mọi lúc chỉ với một cái nhấn chuông.

Để được biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói TCI, cũng như những ưu đãi đang được áp dụng, chị em có thể liên hệ tổng đài 1900 5588 92 hoặc 0936 388 288 nhé.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc: “Mổ đẻ rạch mấy lớp?” Quan trọng nhất, hãy tìm cho mình một địa chỉ chăm sóc Sản khoa và sinh nở phù hợp, uy tín, chất lượng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital