Tật khúc xạ có chữa được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Vũ Thị Hải Yến

Phó giám đốc Bệnh viện, phụ trách chuyên khoa Mắt

Tật khúc xạ khiến người bệnh bị hạn chế khả năng quan sát, nhìn mọi vật đều bị mờ nhòe, khó tập trung được lâu, gây ra tình trạng suy giảm thị lực. Hiện nay, tỷ lệ người bị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lệch khúc xạ) đang ngày càng gia tăng. Vậy tật khúc xạ có chữa được không?

1. Tật khúc xạ là gì?

Tật khúc xạ là mối quan tâm hàng đầu về mắt hiện nay. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến năm 2050, trên thế giới ước tính cứ 2 người thì có 1 người bị cận thị. Tại Việt Nam, ước tính hiện này có khoảng 3 triệu trẻ em đang gặp các vấn đề về tật khúc xạ, trong đó 10-15% trẻ em ở độ tuổi 6–15 tuổi đang sinh sống ở nông thôn, còn đối với khu vực thành thị, con số này lên đến 20-40%.

tật khúc xạ có chữa được không

Tật khúc xạ là bệnh lý về mắt phổ biến hiện nay.

Tật khúc xạ điển hình là các bệnh lý về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, lệch khúc xạ. Người bị tật khúc xạ giác mạc cong bất thường khiến mắt nhìn hình ảnh xung quanh bị móp méo, mờ nhòe. Tật khúc xạ nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như  độ cong của giác mạc, chiều dài của trục nhãn cầu, công suất của thủy tinh thể (thấu kính hội tụ nằm trong mắt).

Mắt được cấu tạo bởi hệ thống quang học gồm giác mạc, thể thuỷ tinh, dịch kính. Ở trạng thái bình thường, các tia sáng phản ánh hình ảnh của sự vật chiếu qua môi trường trong suốt rồi hội tụ tại võng mạc giúp mắt nhìn mọi vật rõ ràng. Tuy nhiên, khi mắc tật khúc xạ, độ khúc xạ bị lệch chuẩn khiến các tia sáng phản ánh hình ảnh của sự vật lại hội tụ ở trước hoặc sau võng mạc khiến chúng ta không nhìn rõ mọi vật ở cự ly gần hoặc xa.

2. Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ

2.1 Do di truyền

Có 2 nguyên nhân chính gây nên tật khúc xạ, trong đó có tới 60% trường hợp mặc tật khúc xạ là do bẩm sinh di truyền. Gia đình có bố mẹ bị tật khúc xạ thì nhiều khả năng con cũng mắc bệnh.

Chẳng hạn, theo 1 số nghiên cứu về tính di truyền của bệnh cận thị – một trong các dạng tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay, kết quả cho thấy bố mẹ cận thị dưới 3 Diop thì khả năng di truyền sang con rất nhỏ. Nhưng khi bố mẹ cận trên 6 Diop thì khả năng di truyền sang con là 100%. Tiếp đó, nếu trẻ có cả bố và mẹ đều bị cận thì khả năng con bị cận thị từ 33-60%. Trường hợp bố hoặc mẹ bị cận thì tỷ lệ con bị cận chiếm 23-40%. Còn trường hợp cả bố mẹ đều không mắc bệnh cận thị thì khả năng con cận thị chỉ khoảng 6-15%.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, có hơn 24 gen có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển. Đối với trẻ mắc tật khúc xạ do di truyền, tốc độ sai lệch tật khúc xạ sẽ càng tăng nhanh hơn khi đến tuổi trưởng thành.

tật khúc xạ có chữa được không

Tật khúc xạ có nguyên nhân do môi trường, không đảm bảo được khoảng cách tối thiểu khi đọc sách báo, xem tivi, điện thoại

2.2 Do tác động môi trường

Các trường hợp còn lại mắc tật khúc xạ do tác động của môi trường, trong đó chủ yếu là tần suất làm việc của mắt quá mức cho phép hoặc điều kiện làm việc không đảm bảo được cường độ ánh sáng tối thiểu. Đối với mắt làm việc quá thời gian cho phép (>8 giờ/1 ngày) hoặc quá lâu liên tục (>2 giờ), mắt sẽ có hiện tượng mờ nhòe, đau mỏi mắt. Hoặc ánh sáng tại nơi học tập, làm việc quá chói hay quá tối khiến mắt dễ bị lóa, khó tập trung.

Do đó, để phòng tránh mắc các tật về khúc xạ do tác động môi trường, người bệnh cần sắp xếp thời gian biểu sinh hoạt, học tập và làm việc hợp lý. Sau mỗi giờ làm việc với máy tính hoặc đọc sách cần cho mắt thư giãn 5-10 phút, xoa nhẹ mi mắt để thư giãn. Đảm bảo tư thế ngồi thẳng lưng, ngay ngắn giữ khoảng cách vừa phải với mặt bàn, điều chỉnh ánh sáng phù hợp không gây chói, lóa mắt.

3. Biến chứng của tật khúc xạ

Người bị mắc tật khúc xạ nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ bị hạn chế khả năng quan sát, nhìn mọi vật xung quanh không rõ nét. Mắt thường xuyên phải điều tiết quá mức khiến nhãn cầu to ra gây kéo giãn các thành phần quang học đi kèm làm thiếu hụt cung cấp máu, dẫn tới cách bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, bệnh glôcôm,…Ngoài ra, khi võng mạc bị kéo mỏng có nguy cơ gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa võng mạc, bong rách võng mạc, lâu dài dẫn tới suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.

4. Vậy tật khúc xạ có chữa được không?

Tật khúc xạ là tật của mắt nên không thể điều trị khỏi bằng thuốc. Tuy nhiên, hiện nay có một số phương pháp điều trị ngăn ngừa tật khúc xạ ở mắt phát triển, trong đó phương pháp phổ biến nhất là sử dụng kính và phẫu thuật.

Phương pháp sử dụng kính đeo gọng hoặc kính áp tròng giúp điều chỉnh, kìm hãm tật khúc xạ phát triển. Đây là phương pháp khá phổ biến được đánh giá là thuận tiện, an toàn lại kinh tế cho người bệnh. Đối với phương pháp này, bệnh nhân chỉ cần đến các bệnh viện lớn, trung tâm uy tín để được các bác sĩ tay nghề cao thăm khám, phát hiện đúng loại tật khúc xạ và cấp kính đúng số.

Hiện nay, khách hàng có thể sử dụng kính áp tròng cứng Ortho K tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để cải thiện hiệu quả vấn đề về tật khúc xạ, hoàn toàn không gây xâm lấn. Kính áp tròng Ortho K có tác dụng làm chậm hoặc dừng lại sự tiến triển của cận, loạn thị, hạn chế các biến chứng như đục thể thủy tinh, bong võng mạc,…Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là ngay cả khi tháo kính, người bệnh vẫn có thể nhìn tốt trong suốt ngày hôm sau (khoảng 8-10 giờ). Phương pháp này đem lại tính thẩm mĩ cao, thuận tiện cho khách hàng khi vui chơi, hoạt động ngoài trời mà không bị phụ thuộc như kính gọng.

tật khúc xạ có chữa được không

Tại Thu Cúc TCI người bệnh sẽ tiến hành đo và khám thị lực trước khi cắt kính Ortho K

Đặc biệt, khách hàng còn được đội ngũ y bác sĩ Thu Cúc TCI giàu kinh nghiệm chuyên môn kiểm tra, đo đạc thông số mắt và tư vấn tận tình

Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật bằng laser excimer.được đánh giá là giải pháp điều trị tiên tiến giải quyết các vấn đề về tật khúc xạ được bác sĩ chỉ định. Đây là phương pháp làm phá vỡ sự liên kết giữa các phân tử và nguyên tử protein của tổ chức giác mạc, từ đó làm thay đổi độ cong của giác mạc giúp cho hình ảnh phản ánh sự vật hội tụ đúng trên võng mạc. Hiện tại, Photo Refractive Keratectomy (PPK) và Laser in Situ Keratomileusis (LASIK) là 2 phẫu thuật chính được sử dụng trong điều trị tật khúc xạ bằng laser excimer. Tuy nhiên, phương pháp này cần được bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao chẩn đoán và thực hiện để đảm bảo giảm thiểu biến chứng sau phẫu thuật. Chi phí phẫu thuật tương đối lớn và trong một số trường hợp bệnh nhân có độ cận, loạn thị cao không thể điều trị dứt điểm.

Hi vọng, bài viết trên đây đã giải đáp được toàn bộ thắc mắc tật khúc xạ có chữa được không, Để được tư vấn trực tiếp về dịch vụ hay có bất kì thắc mắc gì cần tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital