Táo bón ở trẻ em nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Táo bón ở trẻ em là một vấn đề tiêu hóa thường gặp. 95% nguyên nhân gây táo bón ở trẻ liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa hợp lý, chỉ có khoảng 5% trường hợp có thể do lỗi bẩm sinh ở đường tiêu hóa như dài đại tràng, phình trực tràng. Để chữa bệnh táo bón ở trẻ em, trước tiên bố mẹ không nên lúng túng và nóng vội, cần tìm rõ các nguyên nhân và từ đó tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

Táo bón ở trẻ em là một vấn đề tiêu hóa thường gặp.

Táo bón ở trẻ em là một vấn đề tiêu hóa thường gặp.

Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu lại một phần nước nên phân trở nên cứng rắn, khô, nứt nẻ. Đi đại tiện rất khó khăn, trẻ phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát, nghiêm trọng hơn phân có thể dính máu khiến trẻ sợ hãi, không chịu đại tiện. Tình trạng táo bón còn làm bụng trẻ đầy chướng, khó chịu hay quấy khóc, ít ăn, mệt mỏi và không chịu chơi.
Có 3 phương pháp chính trong điều trị táo bón ở trẻ em như sau.

1. Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ

Nước giúp đào thải độc tố và nước được giữ lại nhiều hơn trong phân làm hạn chế táo bón. Vì vậy cần bổ sung đủ nước cho trẻ, mỗi ngày khoảng 1 – 2 lít/nước, tùy theo lứa tuổi. Tốt nhất nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây, không nên sử dụng nước có gas, nước ngọt, không pha sữa quá loãng để bù nước cho trẻ.

Một chế độ ăn giàu chất xơ từ rau quả và trái cây tươi sẽ làm giảm nguy cơ táo bón ở trẻ.

Một chế độ ăn giàu chất xơ từ rau quả và trái cây tươi sẽ làm giảm nguy cơ táo bón ở trẻ.

Một chế độ ăn giàu chất xơ từ rau quả và trái cây tươi sẽ làm giảm nguy cơ táo bón ở trẻ. Vì vậy khi trẻ bị táo bón cần tăng lượng rau xanh trong bữa ăn hàng ngày như: rau cải, củ khoai lang, măng tây, các loại đậu… Thực phẩm có chứa men vi sinh như sữa chua cũng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

2. Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ

Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ  giúp tạo phản xạ đi đại tiện tự nhiên cho trẻ, nếu thiếu phản xạ này cũng có thể gây táo bón. Tốt nhất nên cho trẻ đi đại tiện vào buổi sáng hoặc chiều tối. Chú ý để trẻ tập trung đại tiện, không phân tán vào những thứ xung quanh như đồ chơi, tivi.

3. Sử dụng thuốc chống táo bón làm mềm phân

Các bác sĩ sẽ tư vấn liều lượng thuốc chống táo bón phù hợp nhất với tình trạng của trẻ.

Các bác sĩ sẽ tư vấn liều lượng thuốc chống táo bón phù hợp nhất với tình trạng của trẻ.

Các loại thuốc này an toàn cho trẻ em nhưng nên sử dụng dưới sự giám sát của  bác sĩ nhi khoa. Thuốc chống táo bón hiện tại đều có một mục đích duy nhất là làm mềm phân như:

  • Duphalac
  • Sorbitol
  • Polyethylene glucol có hiệu quả thẩm thấu nhưng không bị thủy phân nên không gây chướng bụng.

Các bác sĩ sẽ tư vấn liều lượng thuốc phù hợp nhất với tình trạng của trẻ. Một số trường hợp có thể sẽ phải sử dụng thuốc chống táo bón trong một vài tuần.
Tốt nhất nên kết hợp cả 3 phương pháp nêu trên. Vì trong trường hợp trẻ bị táo bón nghiêm trọng, một chế độ ăn giàu chất xơ không thể làm giảm bớt tình trạng này nếu không có sự hỗ trợ của thuốc làm mềm phân, chống táo bón. Mặt khác, sau khi  ngừng sử dụng thuốc, nếu tiếp tục duy trì chế độ ăn ít chất xơ và trẻ không nhận được đủ nước cần thiết, tình trạng táo bón có nhiều khả năng tái diễn.
Những loại thuốc sử dụng để điều trị táo bón ở trẻ trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ vẫn nên đưa trẻ tới các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám cụ thể với bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital