Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser được biết đến “cuộc cách mạng” trong điều trị sỏi tiết niệu, mang đến bước tiến đột phá nhờ những đặc điểm nổi bật như không vết mổ, không đau, hồi phục nhanh chóng. Phương pháp này đã dần thay thế cho phương pháp mổ hở truyền thống, trở thành lựa chọn tối ưu giúp nhiều người bệnh thoát sỏi an toàn.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về phương pháp
1.1. Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là như thế nào?
Tán sỏi nội soi ngược dòng sử dụng năng lượng từ laser là kỹ thuật sử dụng ống soi niệu quản đưa ngược từ vùng niệu đạo qua bàng quang và lên tới bàng quang hoặc niệu quản để tiếp cận trực tiếp vùng có sỏi. Sau đó sử dụng năng lượng từ laser phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ và lấy toàn bộ sỏi ra ngoài theo đường dẫn đã tạo.
1.2. Đối tượng được chỉ định
Tán sỏi nội soi ngược dòng được ứng dụng điều trị sỏi tiết niệu trong các trường hợp cụ thể như sau:
– Sỏi niệu quản ⅓ giữa và ⅓ dưới
– Sỏi bàng quang > 1cm hoặc < 1cm mà không thể tự đào thải ra ngoài theo đường tiểu tự nhiên.
1.3. Ưu điểm của phương pháp
Trước đây khi phương pháp mổ mở hoặc mổ nội soi lấy sỏi còn phổ biến, người bệnh sẽ phải chịu một ca phẫu thuật đau đớn và ít nhiều gây ra tổn thương tới thận, làm ảnh hưởng chức năng thận sau mổ. Với tán sỏi nội soi ngược dòng laser, mọi vấn đề trên đều được khắc phục nhờ những ưu điểm nổi bật mà phương pháp này mang lại:
Thứ nhất, phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu, không có vết mổ, sỏi được tán và đưa ra ngoài hoàn toàn theo “đường tự nhiên” của cơ thể, sạch sỏi nhanh chóng trong một lần điều trị, tỷ lệ người bệnh phải điều trị thêm lần hai là rất thấp.
Thứ hai, sau điều trị cho hiệu quả tốt và đặc biệt không lo có sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Thứ ba, phương pháp này giúp bảo tồn tối đa chức năng thận, không làm suy thận và thời gian hồi phục nhanh chóng, thời gian lưu viện ngắn chỉ khoảng 1 ngày là có thể về ngay.
Thứ tư, hạn chế tối đa các biến chứng hay nhiễm trùng sau điều trị, người bệnh rất ít đau cả trong và sau tán.
1.4. Tiến hành thực hiện tán sỏi nội soi ngược dòng
– Đầu tiên, người bệnh được đặt nằm ngửa tư theo tư thế sản khoa và bác sĩ tiến hành gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân (tùy trường hợp cụ thể).
– Sau đó, sử dụng một ống soi niệu quản được đặt ngược dòng từ niệu đạo vào tới bàng quang và lên tới niệu quản.
– Dưới hướng dẫn của siêu âm, xác định vị trí lỗ niệu quản và điều chỉnh luồn dây dẫn lên tới niệu quản để tạo thành một đường dẫn đưa ống soi có thể tiếp cận vùng sỏi.
– Khi đã có đường dẫn an toàn, bác sĩ sẽ đưa dây laser trong một đường ống rỗng được đặt ở ống soi niệu quản. Dây laser theo đường dẫn tiếp cận sỏi, khởi động máy tán, tạo ra năng lượng và bắt đầu tán vụn sỏi.
– Sau khi hoàn tất việc tán sỏi, nhẹ nhàng hút bỏ các mảnh sỏi nhỏ theo đường dẫn đã tạo trước đó. Như vậy đã hoàn thành việc loại bỏ hoàn toàn sỏi.
2. Tán sỏi nội soi ngược dòng có gây nguy hiểm không?
Tán sỏi nội soi ngược dòng là một trong những phương pháp điều trị sỏi tiết niệu rất được ưa chuộng hiện nay. Cụ thể phương pháp này giải quyết nỗi lo sợ mổ, sợ đau và người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi điều trị nhờ tính ưu việt, sạch sỏi an toàn và hiệu quả điều trị tốt.
Về phần rủi ro hay biến chứng chắc chắn là điều khó tránh khỏi với mọi phương pháp điều trị và tán sỏi ngược dòng bằng laser cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, khi được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín được trang bị hệ thống máy móc hiện đại cùng kỹ thuật chính xác của đội ngũ y bác sĩ giỏi thì tỷ lệ rủi ro sẽ là rất thấp hoặc hầu như không có.
3. Lưu ý về cách chăm sóc người bệnh sau tán sỏi
Mặc dù phương pháp này đã thể hiện rất nhiều ưu điểm nổi bật cũng như hiệu quả điều trị tốt nhưng người bệnh cũng không thể coi nhẹ vấn đề chăm sóc sau tán sỏi. Một chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh và thuận lợi hơn đồng thời hạn chế thấp nhất nguy cơ tái sỏi sau khi tán.
3.1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Người bệnh cần quan tâm tới một số lưu ý quan trọng về chế độ ăn uống, luyện tập như sau giúp hỗ trợ tốt quá trình hồi phục sau tán sỏi.
– Sau tán sỏi thể trạng của người bệnh sẽ còn hơi yếu nên cần ăn các loại đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa như sữa, cháo, súp,..
– Khoảng 2-3 ngày sau tán sỏi có thể ăn các thực phẩm bổ sung tăng cường năng lượng như thịt nạc, hải sản, rau xanh,..
– Nhất thiết tuân thủ việc uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước phù hợp trong khoảng 2-2.5l/ngày.
– Đừng quên bổ sung các thực phẩm giàu canxi trong chế độ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa sỏi tái phát.
– Các loại nước uống và thực phẩm lợi tiểu cũng cần thiết với người bệnh sau tán sỏi như: rau cải, rau cần tây, củ cải đường, cam, chanh,..
– Bổ sung thêm những thực phẩm, đồ uống có khả năng kháng khuẩn như hành, hẹ, mật ong, gừng, nghệ, bắp cải,..
– Sau 1-2 tuần tán sỏi có thể trở lại sinh hoạt làm việc bình thường, kết hợp vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng theo hướng dẫn từ bác sĩ.
3.2. Chế độ thăm khám định kỳ
Với người bệnh sau khi đã tán sỏi thành công cũng không thể chủ quan mà cần chủ động thực hiện thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để thường xuyên kiểm soát tình trạng đường tiết niệu. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu khác thường nào sẽ kịp thời xử lý dứt điểm.
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser được chỉ định với từng trường hợp sỏi cụ thể, chính vì thế, người bệnh cần tiến hành thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được hướng dẫn và thực hiện điều trị càng sớm càng tốt.