Tán sỏi bàng quang bằng laser được nhiều người bệnh quan tâm vì phương pháp này ứng dụng công nghệ mới. Cụ thể là người bệnh không cần mổ mà vẫn có thể loại sạch được sỏi bàng quang ở nhiều kích thước khác nhau.
Menu xem nhanh:
1. Tán sỏi bàng quang bằng laser là gì?
Tên gọi đầy đủ của phương pháp là tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Đây được đánh giá là “cuộc cách mạng” trong điều trị sỏi tiết niệu.
Về thao tác, bác sĩ sẽ luồn ống nội soi qua lỗ tiểu đi ngược từ niệu đạo, vào bàng quang, tiếp cận sỏi. Sau đó tán vỡ sỏi thành mảnh nhỏ có thể bơm hút ra ngoài. Năng lượng laser cực lớn sẽ chỉ tập trung tác động tới viên sỏi mà không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong hệ tiết niệu. Quá trình này sẽ diễn ra từ 30 – 45 phút, cực kỳ nhanh chóng và nhẹ nhàng.
Nguyên lý của tán sỏi nội soi bằng laser là dùng công nghệ cao từ trong ra ngoài. Bên trong thì dùng dụng cụ nội soi tiếp cận sỏi. Bên ngoài các bác sĩ sẽ theo dõi sát sao toàn bộ hình ảnh qua màn hình siêu âm để điều khiển máy tán sỏi chính xác nhất. Việc quan sát rõ ràng hình ảnh giúp quá trình tán sỏi diễn ra thuận lợi, an toàn và nhanh chóng nhất. Một điểm nổi bật nữa là phương pháp này có thể áp dụng đối với sỏi bàng quang nhiều kích thước, kể cả sỏi to, sỏi rắn.
2. Ưu và nhược điểm của phương pháp
2.1. Ưu điểm của tán sỏi bàng quang bằng laser
Được áp dụng rất phổ biến và đánh giá cao về mức độ hiệu quả trong điều trị, phương pháp tán sỏi bàng quang bằng laser có những ưu điểm nổi bật sau:
– Thao tác ít đau, nhanh chóng:
Thời gian tán sỏi chỉ từ 30 – 45 phút, bệnh nhân được gây tê toàn thân nên không có cảm giác đau đớn. Quá trình tán sỏi cũng rất nhanh chóng, êm ái và nhẹ nhàng.
– Không có sẹo, hạn chế biến chứng sau khi mổ:
Việc đưa dụng cụ nội soi vào từ niệu đạo – “đường tự nhiên” của cơ thể giúp bệnh nhân không để lại sẹo mất thẩm mỹ. Đồng thời năng lượng laser sử dụng trong quá trình tán cũng chỉ tác động đến sỏi, không ảnh hưởng đến đến bàng quang, chức năng thận. Các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu cũng được hạn chế đến mức tối đa.
– Loại sạch được cả sỏi bàng quang to và rắn:
Đối với sỏi to, lâu năm, việc điều trị bằng tán sỏi vẫn đạt hiệu quả cao.
– Độ an toàn cao, hồi phục sức khỏe nhanh chóng:
Nhờ vào ưu thế công nghệ cao và không phải mổ mở, bệnh nhân ít gặp biến chứng. Sau 1 ngày là người bệnh có thể về nhà, nhanh chóng hồi phục và sinh hoạt trở lại.
2.2. Hạn chế của tán sỏi bàng quang bằng laser
Sỏi bàng quang có kích thước quá lớn hoặc quá rắn có thể cần mổ hở để lấy sỏi thay vì dùng tán sỏi nội soi ngược dòng. Đây cũng là một trong những hạn chế của phương pháp tán sỏi này. Ngoài ra, một số trường hợp chống chỉ định bao gồm:
– Người bệnh có bệnh lý hẹp niệu đạo, niệu đạo bị viêm. Khi đó không thể đưa ống nội soi qua niệu đạo để tiếp cận sỏi
– Người bệnh mắc u xơ tiền liệt tuyến
– Các trường hợp viêm nhiễm, các biến chứng nghiêm trọng khác như ứ nước… cần có thời gian điều trị khỏi rồi mới có thể tán sỏi công nghệ cao.
Mặc dù ít biến chứng, tuy nhiên một số hiện tượng hiếm gặp có thể xảy ra như bị sót sỏi, tổn thương niệu đạo và bàng quang do điều khiển ống nội soi không tốt…
Lưu ý:
Để phương pháp này phát huy hết ưu điểm và hạn chế thấp nhất biến chứng, điều quan trọng là bệnh nhân cần lựa chọn cơ sở y tế có uy tín lâu năm trong điều trị sỏi tiết niệu.
3. Sỏi bàng quang có cần thiết phải tán?
Tán sỏi bàng quang có thể áp dụng đối với đại đa phần sỏi, dù kích thước to hay nhỏ. Tuy nhiên không phải sỏi bàng quang nào cũng cần thiết phải tán. Chỉ định tán sỏi dành cho những viên sỏi lớn, được xác định không thể tự ra ngoài theo đường tự nhiên. Đối với những viên sỏi bàng quang kích thước dưới 5mm, phần lớn bác sĩ sẽ có chỉ định dùng phương pháp điều trị nội khoa (bằng thuốc) nhằm mục đích đẩy sỏi ra ngoài theo đường tiểu.
Điều trị nội khoa là sự kết hợp giữa thuốc kháng sinh, thuốc giãn cơ, thuốc lợi tiểu và chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Đặc biệt bệnh nhân cần uống nhiều nước để thúc đẩy sự trao đổi chất, giúp sỏi nhanh chóng ra ngoài theo đường tiểu. Chế độ ăn uống phù hợp được đề nghị đó là tăng cường bổ sung rau xanh, tạm dừng thực phẩm chức năng, ít ăn đạm, hạn chế thực phẩm có nhiều oxalat… Nên luyện tập thể dục hằng ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất nhịp nhàng, thuận lợi cho sỏi có thể ra ngoài.
Lời khuyên:
Về lâu dài, những viên sỏi nằm trong bàng quang càng lâu thì càng tăng kích thước, trở nên rắn hơn và khó ra ngoài. Sỏi có thể gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm và khó chịu như cọ xát đau đớn, viêm nhiễm, suy thận cấp tính và mạn tính. Do đó, sỏi bàng quang cần điều trị càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên với sỏi bàng quang kích thước lớn, sỏi không thể ra ngoài theo đường tiểu, người bệnh sẽ được tư vấn phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng. Nếu có chỉ định tán sỏi, người bệnh cũng không nên lo lắng vì đây là giải pháp an toàn và hiệu quả lại rất nhẹ nhàng.
4. Lưu ý khi tán sỏi bàng quang bằng laser
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là một kỹ thuật khó, đòi hỏi phải thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ điều trị phải được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn và nền tảng kinh nghiệm vững vàng. Quá trình tán sỏi cần tiến hành tại phòng mổ vô khuẩn một chiều, có sự hỗ trợ của đầy đủ các trang thiết bị y tế cần thiết như máy tán sỏi laser, máy gây mê kèm thở, máy monitor, máy nội soi… Sau tán, người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc chu đáo để phục hồi nhanh, giảm bớt khó chịu, mau ra viện.
Do đó để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu, bạn nên nghiên cứu và lựa chọn địa chỉ điều trị tán sỏi bàng quang bằng laser uy tín, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nêu trên.