Ung thư vòm họng là 1 trong 10 loại ung thư phổ biến với tỷ lệ tử vong rất cao. Cứ khoảng 100.000 người thì có tới 20 đến 50 người mắc ung thư vòm họng. Chính vì vậy, tầm soát ung thư vòm họng trở nên vô cùng cần thiết trong thời đại hiện nay. Vậy tầm soát ung thư vòm họng bằng cách nào hiệu quả? Cùng đi tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây!
Menu xem nhanh:
1. Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng còn có tên gọi khác là ung thư vòm hầu, là một trong những căn bệnh ác tính xuất hiện tại phần vòm họng – khu vực cao nhất của họng. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và thường gặp nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 30 đến 60.
Ung thư vòm họng chính là hiện tượng các tế bào phẳng nằm bên trong cổ họng bị đột biến gen. Sau đó các tế bào đột biến gen này tiếp tục phát triển, xâm lấn và tiêu diệt các tế bào khác xung quanh, hình thành các khối u ác tính. Khối u có thể cư trú như cổ họng, amidan, vùng thanh quản…
1.1 Biểu hiện của ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm bởi các triệu chứng của ung thư vòm họng rất giống với các triệu chứng của bệnh lý thông thường như:
- Ngạt mũi một bên: Đây là triệu chứng điển hình nhất của ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng ngạt một bên mũi sau đó sẽ lan sang cả hai bên và kèm theo dịch chảy. Do vùng họng đã bị viêm nhiễm và tổn thương nên cơ thể bị giảm sức đề kháng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng mũi.
- Đau đầu: Xuất hiện những cơn đau âm ỉ, cơn đau sẽ tăng dần lên và lan sang các vùng đối diện.
- Đau rát họng, khan tiếng, có thể gây mất tiếng: khi các khối u chèn ép lên cơ quan vùng niêm mạc sẽ gây ra những dấu hiệu này. Phần cổ họng của người bệnh sẽ mỗi ngày đều nặng hơn và xuất hiện ho khan, mất giọng.
- Ho có đờm: Đây là hiện tượng dai dẳng, mặc dù người bệnh đã sử dụng thuốc nhưng không thể trị dứt điểm
- Ù tai: Người bệnh sẽ xuất hiện dấu hiệu ù tai, thính giác giảm, nghe kém.
- Nổi hạch ở góc hàm: Khi xuất hiện tế bào ung thư, vùng vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết nên sẽ nhanh chóng lan sang vùng cổ. Lúc này tế bào ung thư sẽ phát triển thành các hạch cứng và không gây đau đớn.
1.2 Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Một số nguyên nhân gây nên căn bệnh nguy hiểm này bao gồm:
Virus Epstein-Barr (EBV)
Loại virus này thuộc họ Herpesviridae, có kích thước từ 122m đến 180nm và thường lây nhiễm cho các tế bào lympho B của hệ thống miễn dịch và các tế bào biểu mô. Người ta tìm thấy kháng huyết thanh anti-EBV có trong máu của các bệnh nhân mắc ung thư vòm họng. Các mảnh ADN của EBV trộn với ADN của các tế bào vòm họng. Sau đó ADN của EBV sẽ hướng dẫn tế bào của vòm họng phân chia bất thường và sinh ra khối u.
Yếu tố di truyền
Các nghiên cứu về di truyền cho thấy có nhiều sự liên quan giữa mất gen ức chế u ở những người mắc ung thư vòm họng. Trong cơ thể của chúng ta đều có chứa gen ung thư nội sinh. Trong cuộc sống hàng ngày những gen này chưa chuyển biến thành bệnh ung thư, tuy nhiên khi gặp tác nhân nào đó chúng có thể trở thành những căn bệnh ung thư nguy hiểm, trong đó có ung thư vòm họng.
Yếu tố môi trường
Các loại thức ăn giàu chất nitrosamine (có trong thịt muối, thịt hun khói,…) dễ bay hơi chính là một trong những tác nhân gây nên ung thư.
Do bất thường về nhiễm sắc thể
Các nghiên cứu về biến đổi di truyền ở các bệnh nhân ung thư vòm họng cho thấy những tổn thương trên NST 3p, 9p, 11q, 13a, 14q và 16q gây ảnh hưởng đến các vùng chứa gen ức chế và dễ tạo thành u.
Ngoài ra một số các yếu tố nguy cơ khác cũng là nguyên nhân tạo nên ung thư vòm họng như: Sử dụng thuốc lá, rượu bia, ăn uống, sinh hoạt không khoa học,..
2. Có thể tầm soát ung thư vòm họng bằng cách nào?
2.1 Xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng bằng cách nào?
Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp không thể bỏ qua khi tầm soát ung thư vòm họng. Xét nghiệm máu giúp xác định kháng thể hoặc các kháng nguyên của virus EBV, đồng thời thử các phản ứng huyết thanh IgA/EBNA, IgA/EA, IgA/VCA trong suốt quá trình điều trị để đánh giá tiên lượng của bệnh.
Sinh thiết: Sinh thiết vòm họng được thực hiện qua các thiết bị nội soi như NBI để quan sát tốt hơn. Người thực hiện cũng có khả năng lấy được những mô tế bào ở những vị trí mà ung thư đang phát triển mạnh nhất.
Chọc hút hạch FNA: Đây là phương thức chọc hút hạch cổ để gửi đi sinh thiết và chẩn đoán mô bệnh học nhằm xác định, đánh giá mức độ ung thư.
2.2 Chẩn đoán hình ảnh tầm soát ung thư vòm họng bằng cách nào?
Siêu âm hạch vùng cổ
Siêu âm hạch vùng cổ là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm với tần số cao để thu lại hình ảnh về cấu trúc bên trong của hạch cổ. Thông qua các hình ảnh này, bác sĩ sẽ quan sát được vị trí, kích thước và mật độ của hạch đồng thời phát hiện các vấn đề bất thường trong cổ họng. Đây được đánh giá là phương pháp an toàn, không xâm lấn và không khiến cho các bệnh nhân bị đau đớn hay khó chịu.
Siêu âm hạch cổ cũng được thực hiện rất nhanh chóng với chi phí tiết kiệm, phù hợp với nhiều các đối tượng.
Nội soi tai mũi họng
Nội soi soi tai mũi họng là phương pháp cần thiết được sử dụng trong tầm soát ung thư vòm họng. Thông qua các ống optic có kích thước chỉ khoảng 2 ly bác sĩ sẽ thấy được tình trạng ở nơi sâu nhất của cổ họng, tai và mũi.
Hình ảnh thu được từ camera sẽ được phóng to giúp cho bác sĩ nhìn thấy rõ nhất tình trạng bên trong họng của người thăm khám. Từ đó bác sĩ sẽ phát hiện được những tế bào ung thư hoặc các bất thường tại vùng cổ họng.
3. Quy trình tầm soát ung thư vòm họng
Quy trình tầm soát ung thư vòm họng thường được thực hiện như sau:
Bước 1: Lựa chọn cơ sở uy tín và đặt lịch thăm khám
Bước 2: Đến cơ sở y tế và thực hiện theo quy trình:
- Thăm khám lâm sàng tai, mũi, họng
- Thực hiện một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, định lượng CSS, định lượng ALT,…
- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm hạch vùng cổ, nội soi tai mũi họng…
Bước 3: Đọc kết quả với bác sĩ và hẹn lịch thăm khám lại
Trên thực tế, còn tùy thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định những danh mục thăm khám khác nhau.
Tóm lại, ung thư vòm họng là bệnh lý khá nguy hiểm ở Việt Nam hiện tại. Bệnh có độ ác tính cao nhưng có thể điều trị được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Bởi vậy, tham gia tầm soát ung thư vòm họng định kỳ mỗi năm từ 1 – 2 lần để phòng tránh hiệu quả bạn nhé!