Ung thư là “bản án tử” của nhiều người nếu mắc phải căn bệnh này. Vì vậy, tầm soát ung thư là phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn “cửa tử thần” này. Bài viết dưới đấy sẽ giúp quý vị hiểu rõ tầm soát ung thư là gì và các thông tin liên quan nhé!
Menu xem nhanh:
1. Hiểu đúng về tầm soát ung thư
Ung thư là căn bệnh đáng sợ của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là nước nghèo và đang phát triển bởi sự thiếu hụt, lạc hậu trong y tế khiến việc chữa trị ung thư gặp nhiều khó khăn. Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư ngày càng gia tăng, đòi hỏi người dân phải có ý thức chủ động với sức khoẻ của chính mình.
1.1. Tầm soát ung thư là gì?
Để giảm thiểu tỷ lệ ca mắc ung thư mới trong nước và tỷ lệ tử vong cao, nhà nước luôn khuyến khích người dân đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ định kỳ ít nhất 1 năm/lần. Việc khám sức khoẻ thường xuyên sẽ phần nào giúp người dân nâng cao nhận thức trong việc phòng ngừa bệnh tật, giảm nỗi lo mắc bệnh và giúp nhà nước giảm thiểu chi phí y tế hàng năm.
Trong đó, tầm soát ung thư được xem là phương pháp hiệu quả trong việc phòng chống bệnh ung thư, giúp phát hiện sớm các mầm mống gây ung thư, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân, nâng cao khả năng điều trị và kéo dài tuổi thọ.
Nói cách khác, tầm soát ung thư là kiểm tra, khám sức khoẻ người bệnh thông qua các xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư, cùng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang…để phát hiện tế bào tiền ung thư hoặc khối u tại một vị trí cụ thể trong cơ thể. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện các bước khám chuyên sâu hơn để loại bỏ khối u hoặc có những biện pháp ngăn cho tế bào ung thư phát triển. Tầm soát ung thư chính là phương pháp chẩn đoán bệnh sớm ở giai đoạn đầu, ngay cả khi chưa có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào ra bên ngoài.
1.2. Lợi ích tầm soát ung thư là gì?
Hiện nay, tầm soát ung thư đang là phương pháp được nhiều người lựa chọn và tin dùng để đánh giá tình trạng sức khoẻ bản thân. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên đi tầm soát ung thư hàng năm, dù người khoẻ mạnh và không có triệu chứng nào. Bởi có những căn bệnh ung thư khi mới ở giai đoạn đầu phát triển sẽ không có biểu hiện bên ngoài.
Dưới đây là lợi ích tuyệt vời mà hoạt động tầm soát ung thư mang lại:
- Phát hiện sớm tế bào ung thư, giúp ngăn chặn và phòng ngừa tế bào ung thư phát triển rộng.
- Điều trị tận gốc mầm mống ung thư, làm nâng cao khả năng chữa khỏi bệnh, kéo dài tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân.
- Tiết kiệm chi phí điều trị
- Theo dõi quá trình phát triển bệnh và kiểm soát mức độ xâm lấn của khối u.
- Ngoài giúp tầm soát ung thư, đây còn là cơ hội để kiểm tra, đánh giá tổng quát tình trạng sức khoẻ.
2. Các phương pháp dùng trong tầm soát ung thư
Dưới đây là tổng hợp các chỉ định thường được áp dụng phổ biến trong sàng lọc ung thư sớm:
- Khám lâm sàng tổng quát
Ở bước khám này, bác sĩ sẽ khai thác thông tin tiền sử bệnh lý bạn từng mắc, hoặc trong gia đình có người thân từng mắc ung thư. Điều này phần nào giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ tiềm ẩn ung thư của bạn cao hơn những người khác bởi yếu tố gen di truyền.
- Xét nghiệm máu
Lấy máu xét nghiệm là danh mục bắt buộc trong bất kỳ gói tầm soát ung thư nào, đây cũng là tiền đề để xác định dấu ấn ung thư và tìm ra loại ung thư mà bệnh nhân đang có nguy cơ mắc phải. Từ đó, giúp bác sĩ chỉ định thực hiện các bước khám chuyên sâu để phát hiện và ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.
- Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ áp dụng kỹ thuật y tế hiện đại vào hỗ trợ phát hiện bệnh. Phương pháp này bao gồm siêu âm, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp CT…
Siêu âm: Bác sĩ sẽ sử dụng một chất gel trơn giúp đầu dò tiếp xúc chắc chắn với cơ thể, quét trên những vùng cơ thể cần khám. Đây là quy trình khám nhẹ nhàng và không gây khó chịu cho người bệnh. Ưu điểm của quy trình này là giúp thăm khám hầu hết tất cả các bộ phận tại vị trí ổ bụng như gan, thận, mật và phát hiện một số bệnh lý như u, dị dạng, viêm… Ngoài ra, siêu âm đánh giá chính xác kích thước và vị trị sỏi trong chẩn đoán sỏi thận và mức độ chảy tràn dịch của màng phổi hoặc màng ngoài tim…
Chụp cộng hưởng từ MRI: là 1 kĩ thuật chẩn đoán y khoa, dựa vào hình ảnh giải phẫu bên trong cơ thể, có độ phân giải cao nhờ sử dụng từ trường và sóng radio, giúp hấp thụ và giải phóng năng lượng. Máy MRI hỗ trợ các y bác sĩ trong việc kiểm tra các cơ quan, tế bào trong cơ thể để tìm ra những vị trí thương tổn, từ đó đưa ra được những chẩn đoán chính xác nhất cho người bệnh. Ưu điểm máy chụp MRI không xâm lấn, không gây đau đớn và đặc biệt không bị ảnh hưởng bởi tia X hay gây tác dụng phụ, dùng được cho người mang thai, phù hợp với mọi lứa tuổi.
Chụp cắt lớp CT: Hiện nay, phương pháp này thường được áp dụng nhiều trong khám lâm sàng, giúp phát hiện khối u, dị dạng, tái tạo hình ảnh 3D trong bệnh lý bất thường.
- Thăm dò chức năng
Đây được xem là phương pháp tiên tiến nhất trong nền y học. Phương pháp này cho phép can thiệp sâu vào một vị trí cụ thể trong cơ thể, giúp bác sĩ dễ dàng quan sát tổn thương bên trong. Thăm dò chức năng phổ biến nhất hiện nay là nội soi tiêu hoá bao gồm đại trực tràng, dạ dày…
3. Giải đáp các hiểu lầm về tầm soát ung thư
3.1. Tầm soát ung thư là xét nghiệm máu
Thực tế, mọi người vẫn thường lầm tưởng tầm soát ung thư chỉ cần thực hiện xét nghiệm máu là cho ra kết quả và đi điều trị. Tuy nhiên, đó lại là suy nghĩ sai lầm và phản khoa học. Xét nghiệm máu chỉ có thể tìm ra dấu ấn ung thư nhờ vào kết quả nồng độ định lượng trong máu cao hơn mức bình thường. Đôi khi chỉ số định lượng này cũng có thể cho ra dương tính giả bởi nồng độ cao chưa chắc chắn là dấu hiệu của ung thư mà chỉ là dấu hiệu của các bệnh lành tính.
Vì thế, sau khi thực hiện xét nghiệm máu xong, bác sĩ sẽ chỉ định các bước khám chuyên sâu hơn để có thể có kết luận bệnh chính xác nhất.
3.2. Tầm soát ung thư có đau không?
Câu trả lời là không. Hiện nay, với kỹ thuật y học hiện đại nhờ áp dụng các công cụ máy móc y tế vào khám, chữa bệnh mà người bệnh sẽ được trải nghiệm quá trình thăm khám không gây đau đớn, khó chịu, mang lại cảm giác thoải mái, tâm lý ổn định.
3.3. Tầm soát ung thư mất nhiều thời gian
Hiện nay, việc thăm khám tại các cơ sở y tế đã không còn là vấn đề của nhiều người bởi yếu tố thời gian nữa. Hiện nay, các bệnh viện, phòng khám trên địa bàn nước ta đều rút ngắn và đẩy nhanh quá trình thăm khám và trả kết quả nhanh chóng mà vẫn đảm bảo kết quả chính xác bởi có sự can thiệp của công nghệ vào hỗ trợ. Chính nhờ điều này mà tầm soát ung thư đã không tốn nhiều thời gian nữa. Bạn chỉ mất nửa buổi khám là đã hoàn thành tất cả danh mục rồi.
Hy vọng thông qua bài viết trên, quý vị đã hiểu rõ về tầm soát ung thư và nhận ra tầm quan trọng của phương pháp này để chủ động hơn đối với sức khỏe của chính bản thân mình nhé.