Tầm soát ung thư định kỳ luôn được các bác sĩ khuyến khích, đặc biệt với những người trên 40 tuổi và thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao với mục đích phát hiện ung thư sớm, ngay khi bệnh chưa có biểu hiện.
Ung thư đã và đang là nỗi sợ của tất cả mọi người do độ tuổi mắc ngày càng trẻ hóa và tiến trình bệnh diễn biến phức tạp, tiên lượng khó lường. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm nước ta có tới khoảng trên 90 nghìn ca tử vong do ung thư, gấp 9 lần số ca tử vong do tại nạn giao thông. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chủ yếu xuất phát từ việc phát hiện bệnh ở giai đoạn quá muộn. Theo các chuyên gia, có đến 70% bệnh nhân ung thư đi khám khi bệnh đã tiến triển xấu. Ở một số bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư phổi tỷ lệ này còn dao động ở mức 84 – 87%.
Menu xem nhanh:
1. Tầm soát ung thư là gì?
Tầm soát ung thư là việc thực hiện các xét nghiệm để phát hiện sớm mầm mống ung thư hoặc khi khối u còn rất nhỏ, trước khi triệu chứng xuất hiện. Do ung thư có biểu hiện phức tạp, các triệu chứng bệnh không rõ ràng ở giai đoạn đầu và đa số chỉ xuất hiện ở giai đoạn ung thư tiến triển và di căn vì vậy việc tầm soát ung thư định kì nhằm phát hiện bệnh sớm luôn được khuyến khích hơn cả. Ngoài lợi ích phát hiện sớm ung thư, tầm soát ung thư cũng giúp bạn bỏ qua lo lắng về bệnh tật, tránh căng thẳng, lo âu không đáng có.
Mời bạn tham khảo: tầm soát ung thư vòm họng
2. Những xét nghiệm tầm soát ung thư
- Khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa ung bướu: bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao, cân nặng, hỏi về tiền sử bệnh cá nhân, gia đình và một số triệu chứng nghi ngờ có thể gặp…
- Xét nghiệm máu, nước tiểu: giúp bác sĩ đánh giá chung tình trạng sức khỏe cơ bản của người khám và tìm dấu ấn một số bệnh ung thư qua các chất chỉ điểm ung thư như CA 125, CA 153, AFP… Dù xét nghiệm máu không thể khẳng định chính xác bạn có mắc bệnh ung thư hay không nhưng đây là xét nghiệm có giá trị hỗ trợ, làm có sở để bác sĩ thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
- Nội soi: nội soi tai mũi họng, nội soi thực quản, dạ dày, đại trực tràng… có thể phát hiện những bất thường tại các khu vực liên quan như các vết loét, khối polyp…
- Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, X quang, chụp cắt lớp vi tính… là những phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng trong tầm soát nhiều bệnh ung thư.
- Xét nghiệm di truyền nhằm tìm kiếm một số gen đột biến, có liên quan đến nhiều bệnh ung thư.
3. Một số bệnh ung thư thường gặp, cho kết quả sàng lọc ung thư cao
Những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cần quan tâm đến tầm soát một số bệnh ung thư như ung thư phổi (nam giới và nữ giới), ung thư vú, ung thư cổ tử cung (nữ giới), ung thư đại trực tràng (nam giới và nữ giới), ung thư tuyến tiền liệt (nam giới)…
- Ung thư phổi: phổ biến hàng đầu trong các bệnh ung thư ở nam giới và đứng thứ ba ở nữ giới. CT scan lồng ngực trong tầm soát ung thư phổi có giá trị cao trong phát hiện những khối u ở phổi có kích thước nhỏ chỉ vài milimet.
- Ung thư vú: đứng đầu trong các bệnh ung thư ở nữ giới. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, cơ hội sống của người bệnh rất tốt, lên đến trên 90%.
- Ung thư cổ tử cung: là bệnh ung thư phụ khoa phổ biến hàng đầu ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ quan sinh sản ở nữ giới. Các bác sĩ khuyên nữ giới từ 21 – 29 tuổi cần làm xét nghiệm Pap định kì và trên 30 tuổi cần kết hợp làm xét nghiệm Pap smear.
- Ung thư đại trực tràng: phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Các bác sĩ khuyên người trên 40 tuổi cần quan tâm đến tầm soát bệnh ung thư này. Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng, mang hội chứng Lynch… cần quan tâm đến khám sàng lọc sớm hơn.
- Ung thư tuyến tiền liệt: phổ biến trong các bệnh ung thư ở nam giới. Bệnh có tiên lượng sống gần như tuyệt đối nếu được phát hiện sớm…
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã triển khai nhiều gói dịch vụ tầm soát ung thư khác nhau, bao gồm cả tầm soát ung thư tổng quát và riêng lẻ từng bộ phận với đầy đủ danh mục khám, trọn gói và chi phí tiết kiệm (Chi tiết: tại đây).
09.