Tình trạng đau khớp vai hiện nay có xu hướng “phủ sóng” diện rộng, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Hiểu được nguyên nhân tại sao đau khớp vai sẽ giúp bạn sớm biết được tình trạng bệnh của mình.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây bệnh đau khớp vai
1.1. Tại sao đau khớp vai? Nguyên nhân từ yếu tố cơ học
Tại sao đau khớp vai là câu hỏi mà nhiều người bệnh quan tâm. Nhìn vào thực tế, hiện nay vẫn còn nhiều người có thói quen sinh hoạt và vận động sai cách. Việc này ẩn chứa nguy cơ đau khớp vai phải hoặc trái, viêm quanh khớp vai mà người bệnh không ngờ tới, cụ thể:
– Hoạt động sai tư thế: Thói quen hàng ngày như bẻ khớp vai, đeo balo quá nặng, chống khuỷu tay lên bàn lâu… Điều này dẫn đến rễ thần kinh bị chèn ép, gây nên tình trạng đau khớp vai, sưng viêm.
– Chơi thể thao không đúng cách: Các động tác như đánh golf, ném lao, tennis… khi thực hiện sai quy cách sẽ gây ra tình trạng đau khớp vai do căng cơ, giãn dây chằng.
– Chấn thương: Người đã có tiền sử bị chấn thương vùng xương đòn, vùng bả vai, khớp vai… có nguy cơ đau khớp vai phải hoặc trái cao hơn người bình thường.
– Đặc thù công việc: Những người phải vác đồ nặng thường xuyên sẽ có nguy cơ đau khớp vai cao. Các công việc dễ gây lỏng khớp, sai khớp, giãn dây chằng như công nhân, khuân vác, thợ xây…
– Stress, căng thẳng kéo dài: Khi bị stress trong khoảng thời gian dài, cơ thể sẽ phản ứng lại gây ra tình trạng đau khớp ở cả hai bên vai. Trường hợp nặng sẽ gây co cứng cơ hoặc đau đớn tại nhiều vị trí khác nhau.
1.2. Tại sao đau khớp vai? Nguyên nhân do bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân do thói quen và vận động, đau khớp vai có thể do nhiều nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ra. Phổ biến nhất đó là:
– Viêm khớp dạng thấp: Là một hội chứng tự miễn gây ra tình trạng đau khớp vai mãn tính, tê bì tại vùng khớp bị viêm. Các khớp gối, khớp háng, khớp vai sẽ bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho người bệnh.
– Lao xương khớp: Bên cạnh các triệu chứng đau khớp hai bên vai, người bệnh còn bị nóng sốt, mệt mỏi, ra mồ hôi trộm, chán ăn…
– Tiểu đường: Do mắc bệnh lý này nên cơ thể người bị đau khớp vai sẽ không còn khả năng sản xuất insulin. Đây là loại hormone ở tuyến tụy tiết ra, có vai trò quan trọng trong cơ thể. Nếu mất đi sẽ dẫn tới tổn thương dây thần kinh khớp vai và nhiều cơ quan khác.
– Thoát vị đĩa đệm cổ: Khi đĩa đệm bị thoát vị sẽ tác động, chèn ép lên dây thần kinh tủy sống và dây chẳng. Người bệnh sẽ xuất hiện dấu hiệu đau vai phải hoặc vai trái.
– Thoái hóa cột sống cổ: Ở người già, tình trạng đau khớp vai cao hơn người trẻ tuổi. Lý do bởi tuổi cao thì tình trạng thoái hóa cột sống cổ càng tiến triển mạnh. Bệnh sẽ có dấu hiệu đau mỏi cổ, lan xuống vai phải, vai trai gáy, cánh tay.
– Bệnh về phổi: Khi mắc các bệnh về lao phổi, ung thư phổi, viêm phổi sẽ gây ra các cơn đau nhiều. Vị trí chủ yếu ở khớp vai, ngực, cánh tay sẽ đau nhức, gây cảm giác khó chịu.
2. Dấu hiệu cơ bản khi bị đau khớp vai
– Yếu vai/cánh tay trên: Khi bị đau khớp vai, người bệnh sẽ có cảm giác như khớp bị trượt ra ngoài và quay lại vị trí ổ khớp.
– Cảm giác ngứa ran và đau rát: Người bệnh có cảm giác như bị kim châm. Dấu hiệu này liên quan nhiều tới các dây thần kinh ở cổ hơn là khớp vai.
– Đau sâu khớp vai, ở trước hoặc sau vai và phần trên của cánh tay.
– Đau nhức mỗi lần cử động vai.
– Khó vận động sau khi bị trật khớp vai.
3. Hướng điều trị đau khớp vai
– Xem lại chế độ sinh hoạt và vận động: Khi bị đau khớp vai, người bệnh nên giảm hoặc tránh các hoạt động mạnh. Không nên giơ tay lên cao, tránh việc khớp vai bị tải nặng.
– Với khớp vai bên đau, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường nhưng không được làm các động tác đột ngột, khi thấy đau nên dừng lại.
– Nếu đau khớp vai ở giai đoạn nhẹ do nguyên nhân cơ học, bệnh nhân có thể khắc phục tại nhà. Tránh vận động mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, xoa bóp khớp vai. Nếu đau khớp vai do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần điều trị bệnh lý ngay. Khỏi bệnh sớm giúp khắc phục tình trạng đau khớp vai hiệu quả. Tùy cấp độ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả. Mục tiêu hướng tới là chống viêm, giảm đau, duy trì hoạt động của khớp vai.
– Nếu bệnh nhân đau khớp vai bước sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị. Một số phương pháp thường được áp dụng là: châm cứu, sử dụng thuốc điều trị…
Người bệnh lưu ý không được tự ý mua thuốc về uống, tiêm khi chưa được bác sĩ chỉ định. Việc này không giúp giảm đau khớp vai nhanh mà còn dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe bệnh nhân.
4. Biện pháp ngăn ngừa đau khớp vai
Nếu đau khớp vai do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra, một số cách đơn giản sau sẽ giúp bạn phòng tránh được những cơn đau khớp vai kéo tới:
– Khi chơi thể thao: Bạn cần khởi động kỹ, thao tác vận động đúng như yêu cầu.
– Xây dựng lại chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học. Để phòng ngừa các bệnh về xương khớp, bạn cần cung cấp đủ vitamin D và canxi. Nên dùng các thực phẩm như sữa, hải sản và các loại đậu.
– Hạn chế vận động khớp vai trong khoảng thời gian dài với cường độ mạnh. Vận động kéo dài sẽ gây tổn thương và đau đớn cho khớp vai. Cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, khớp vai cần được nghỉ ngơi để lấy lại sự linh hoạt, dẻo dai.
– Nên kết hợp các bài tập kéo giãn cơ xương theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc này giúp tăng cường cơ bắp toàn thân và các hoạt động ở bộ phận khác trên cơ thể.
Như vậy, khi nhận biết chính xác nguyên nhân tại sao đau khớp vai, người bệnh sẽ có hướng thăm khám, điều trị phù hợp. Nếu phát hiện bệnh sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn, ngăn chặn được các biến chứng có thể xảy đến.