Tắc tia sữa là hiện tượng phổ biến ở mẹ cho con bú, nhưng tắc tia sữa sốt rét thì sao, liệu có nguy hiểm không? Các mẹ đang cho con bú có thể tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1.Khái niệm tắc sữa và tắc tia sữa kèm sốt
Hiện tượng tắc tia sữa thường xảy ra đối với những mẹ sau sinh và đang cho con bú. Nếu thông tia nhanh có thể khỏi tình trạng này, ngược lại nếu không biết cách thông sữa có thể để tình trạng nặng hơn dẫn đến viêm, biểu hiện của viêm tuyến vú là cảm giác sốt ngây ngấy, thậm chí là sốt cao, sốt đến ớn lạnh.
1.1. Tắc tia sữa là gì?
Để có sữa cho con bú, sau khi sinh các nang sữa sẽ cố nhiệm vụ tạo ra sữa trong bầu ngực của mẹ. Sữa mẹ sẽ theo ống dẫn sữa đổ dần ra phía ngoài đầu vú. Khi trẻ bú mẹ, lực hút của trẻ sẽ làm sữa chảy ra ngoài. Nếu trường hợp ống dẫn sữa bị hẹp do nhiều nguyên nhân thì sữa sẽ không thể chảy ra ngoài được và sẽ bị chặn lại trong bầu ngực. Tại nơi bị chặn đó, sữa sẽ bị đọng lại 1 thời gian và đông kết lại tạo thành những cục sữa đặc. Khi sữa cứ mãi được tiết ra mà không thể giải phóng được thì chỗ tắc đó lâu dần sẽ hình thành khối viêm bên trong vú.
1.2. Tắc tia sữa sốt rét là gì?
Tắc sữa kèm sốt rét là hiện tượng bầu ngực sưng cứng lên, đồng thời các mạch máu cũng vận chuyển lưu lượng máu nhiều hơn lên ngực. Khi đó các tế bào bạch cầu cũng được kích hoạt và đi qua trung khu điều tiết nhiệt độ. Tại đây sẽ điều khiển cho nhiệt độ cơ thể tăng lên khiến chúng ta bị sốt.
Ban đầu mức nhiệt độ có thể chỉ lên đến 37 độ C nhưng nếu tình trạng tắc sữa kéo dài mà không được chữa trị thì khả năng nhiệt độ sẽ tăng cao dần lên đến 38 độ hoặc hơn. Tắc sữa kèm sốt rét có thể xuất hiện từ những ngày đầu sau sinh khi mẹ bị cương sữa sinh lý.
1.3. Tắc tia sữa sốt rét có nguy hiểm không?
Sau ki mẹ bị tắc sữa từ 2-3 ngày nhưng không được chữa trị có thể sẽ xuất hiện sốt. Mức độ này vẫn có thể coi là nhẹ, nếu thông tắc kịp thời tình trạng có thể giải quyết được, không bị nặng lên.
Khi mẹ đã thông sữa rồi vẫn có khả năng bị sốt thêm 1-2 ngày nữa rồi hết hẳn. Tuy nhiên nếu như tình trạng tắc của mẹ không được giải quyết triệt để thì khả năng mẹ sẽ bị viêm tuyến vú.
Nếu đơn thuần mẹ bị sốt do tắc sữa thì vẫn có thể cho em bé bú bình thường được, nhưng nếu mẹ có kèm thêm các triệu chứng khác của sốt virus thì không nên cho con bú. Virus có thể lây lan sang con qua dòng sữa. Để xác định đúng nguyên nhân mẹ bị sốt nên đi khám nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của tắc tia sữa kèm sốt rét
2.1. Vì sao mẹ bị tắc tia sữa kèm sốt
Mẹ bị tắc sữa một thời gian dài chính là nguyên nhân chính khiến cho mẹ bị tắc sữa sốt rét. Khi xảy ra hiện tượng tắc tia sữa ở mẹ, sẽ kích thích các phản ứng viêm tại chỗ. Điều này khiến cho ngực của mẹ bị nóng ran, sưng tấy lên và thân nhiệt tăng lên.
Nguyên nhân khiến mẹ bị tắc sữa có thể là do:
– Mẹ để một lượng sữa thừa quá nhiều trong bầu ngực. Lượng sữa này nếu không được giải phóng nhanh có thể gây nên bít tắc các ống dẫn sữa, từ đó làm sữa đọng lại và kết tủa, tạo thành khối viêm trong ngực.
– Mẹ không cho bé bú nhiều, bú thường xuyên cũng có nguy cơ làm tắc tia sữa. Thực tế nhiều mẹ dùng máy hút sữa thay vì cho con bú trực tiếp mà không biết rằng lực hút của em bé lớn hơn lực hút của máy rất nhiều nhưng lại không hề làm rát đầu ti hay làm tổn thương bộ ngực của mẹ. Việc cho con bú trực tiếp chính là cách để hút hết lượng sữa mẹ ra ngoài, không để tồn đọng sữa trong bầu ngực.
– Mẹ vệ sinh bầu ngực không đúng cách có thể là nguyên nhân khiến cho tắc tia sữa. Khi vi khuẩn xâm nhập vào ống dẫn sữa, nó sẽ làm biến đổi và chuyển hóa sữa thành khối viêm, tạo nhiễm khuẩn và bít tắc ống dẫn sữa. Vì vậy mẹ nếu vệ sinh bầu ngực kém có thể không chỉ làm tắc sữa mà còn có khả năng bị viêm tuyến sữa.
2.2. Triệu chứng của tắc tia sữa và sốt rét
Khi bị tắc sữa sốt rét, mẹ có thể có những triệu chứng như sau:
– Bầu ngực căng lên, có cảm giác ấm nóng ở ngực.
– Ngực sưng lên, có thể chuyển màu đỏ.
– Ấn vào ngực có cảm giác nổi cộm, có cục lổn nhổn.
– Khi cho con bú có cảm giác đau đớn, rát bỏng
– Sốt kèm theo ớn lạnh, gai người không hết dù đã mặc ấm.
3. Cách xử lý khi mẹ tắc tia sữa kèm sốt rét
Bác sĩ có thể kê thuốc hạ sốt để làm giảm triệu chứng sốt và gai người của mẹ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bác sĩ cũng kê nếu không thật sự cần thiết bởi mẹ đang trong giai đoạn cho con bú và có thể ảnh hưởng đến sữa cho con.
Trước khi phải dùng đến thuốc hạ sốt, mẹ có thể làm những cách sau để xử lý tắc sữa:
– Chườm mát và massage bầu ngực nhẹ nhàng. Không nên chườm nóng có thể làm tình trạng viêm nặng hơn. Chườm mát sẽ giúp cho mẹ cảm thấy bớt đau bớt sưng đỏ hơn.
– Trước khi vắt sữa ra thì nên chườm ấm ngực để làm tan những cục sữa đông và giãn rộng các ống dẫn sữa. Sau đó mới cho con bú hoặc dùng tay, dùng máy để vắt lượng sữa ra ngoài.
– Tích cực cho con bú để ra hết lượng sữa thừa. Kể cả khi mẹ bị sốt do tắc sữa thì vẫn nên cho bú vì lực hút của bé rất mạnh có thể giúp mẹ giải phóng hết lượng dư ra bên ngoài, giảm tình trạng tắc nghẽn sữa trong bầu ngực.
– Mẹ có thể dùng lá bồ công anh để chữa tắc tia sữa bằng cách sao lá lên để đắp vào ngực và đun lá lấy nước uống.
– Sau khi cho bé ti, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ đầu ti. Nếu bé bú không hết, cần dùng máy hoặc tay để lấy hết phần sữa thừa ra ngoài.
– Để hạn chế tình trạng tắc tia sữa sốt rét tái đi tái lại, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng tốt, hạn chế dầu mỡ, uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ. Đồng thời cũng nên cho bé bú thường xuyên, sau đó vệ sinh sạch sẽ bầu ngực. Năng tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp mẹ giảm được tình trạng tắc sữa.
Trên đây là những thông tin về trường hợp tắc tia sữa kèm theo sốt và cách xử lý. Hy vọng những chị em đang bị tắc sữa có thể tìm cho mình cách để thông tia tốt nhất.