Suy tuyến thượng thận cấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Khi chẩn đoán và điều trị sai cách, bệnh nhân rất dễ gặp những biến chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong. Dưới đây là 5 điều cần nắm được về căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm bệnh suy tuyến thượng thận cấp
Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nhỏ trong cơ thể, nằm trên đỉnh đầu của 2 quả thận, dạng hình tam giác. Hormone do tuyến này sản xuất có vai trò hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết, cân bằng natri và điện giải. Hormone này còn duy trì huyết áp ổn định, cân bằng hormone giới tính và ham muốn tình dục.
Suy tuyến thượng thận cấp là tình trạng cortisol bị thiếu hụt nghiêm trọng. Ở người bị tổn thương hoặc bị suy tuyến thượng thận, lượng cortisol thường không sản xuất đủ lượng cần thiết. Trong các trường hợp tuyến thượng thận bị suy nặng, người bệnh cần được cấp cứu và bổ sung lượng cortisol kịp thời.
2. Biểu hiện khi bị suy tuyến thượng thận cấp
90% bệnh nhân mắc bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, những biểu hiện dưới đây hay gặp phải ở người mắc bệnh, bao gồm:
– Đau cơ và khớp: Các cơn đau xảy ra đột ngột và lan tỏa nhanh ở lưng hoặc chân dưới.
– Cảm giác ớn lạnh, đổ mồ hôi ở mặt và lòng bàn tay, tim đập nhanh hơn bình thường.
– Thường xuyên run rẩy, đau đầu, chóng mặt.
– Các dấu hiệu điển hình của mất nước như giảm cân nhanh chóng, cơ thể sốt cao dù không có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
– Rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân hay bị đau ở phần trên rốn hoặc hạ sườn rồi lan ra toàn bụng, khi sờ vào bụng vẫn có cảm giác mềm. Đôi khi người bệnh kèm theo cảm giác buồn nôn, ói mửa nhiều.
– Rối loạn tâm thần: Người bệnh thường rất mệt và dẫn đến hiện tượng hôn mê, có thể nói sảng hoặc mất ý thức.
– Nhịp thở chậm, tụt huyết áp.
– Đường huyết tụt: Lượng đường trong máu hạ thấp hơn bình thường. Mọi hoạt động cơ thể trở nên trì trệ, hiệu quả sa sút. Nếu không phát hiện sớm, lượng đường huyết sẽ bị thiếu hụt thiếu hụt nghiêm trọng gây ra các nguy cơ xấu cho sức khỏe.
– Chán ăn, chuyển động chậm chạp, cơ thể mệt mỏi.
– Da sậm màu, đôi khi bị nổi mẩn ngứa hoặc phát ban.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh lý này thường do nguyên nhân tiên phát (bắt nguồn từ tuyến thượng thận) và thứ phát (tác nhân khác). Cụ thể:
3.1. Suy tuyến thượng thận cấp do nguyên nhân tiên phát
– Tuyến thượng thận bị tổn thương trong các trường hợp:
+ Nhiễm trùng, phẫu thuật.
+ Sử dụng thuốc tiêu chảy, nhuận tràng hoặc lợi tiểu.
+ Bỏ điều trị hormon thay thế.
+ Nôn mửa kéo dài, đổ mồ hôi nhiều, ăn nhạt.
– Tuyến thượng thận hai bên bị xuất huyết:
+ Hai bên tuyến thượng thận bị xuất huyết là những thương tổn hiếm gặp hiện nay, bệnh thường được phát hiện khi tiến hành giải phẫu tử thi. Ở trường hợp xuất huyết không do chấn thương có thể do rối loạn đông máu gây ra. Hay gặp nhất là bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông.
+ Điều trị thuốc kháng thượng thận cũng gây nên hiện tượng xuất huyết thượng thận hai bên.
+ Với trẻ em mắc hội chứng Waterhouse-Friderichsen, xuất huyết thượng thận hai bên thường xuất phát từ hiện tượng trụy mạch liên tiếp do mất máu.
– Rối loạn chuyển hóa hormon thượng thận bẩm sinh: Tình trạng này chỉ thấy ở nhi khoa. Bệnh xuất hiện sau khi em bé sinh được vài ngày đến vài tuần với các dấu hiệu nôn, mất nước, chán ăn, bỏ bú, không tăng cân và trụy tim mạch. Nếu không điều trị đúng và kịp thời, bệnh nhân nhi mắc suy thượng thận cấp rất dễ tử vong. Ở trẻ nữ sẽ kèm theo các triệu chứng bất thường ở bộ phận sinh dục ngoài.
3.2. Suy tuyến thượng thận cấp do các nguyên nhân khác
– Do dùng corticoid và các sản phẩm có chứa corticoid như thuốc bắc, thuốc nam, người bệnh dùng với mục đích giảm đau kéo dài. Aminoglutethimide là một thuốc kháng thượng thận có công dụng ức chế tổng hợp Cortisol với nguy cơ suy thượng thận cấp từ giai đoạn đầu.
– Một số bệnh nhân do phải điều trị thuốc Ketoconazol với liều cao, liên tục trong thời gian dài.
– Dùng thuốc Rifampicin, Di Hydan (phenytoin), Gardenal: Đây là một chất cảm ứng men gan có tác dụng làm cho quá trình oxy hóa cortisol thành 6-β hydroxycortisol diễn ra nhanh hơn.
Một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng bệnh hiếm hơn như tắc mạch do cholesterol, nhiễm nấm (cryptococcosis), huyết khối một tĩnh mạch hoặc động mạch thượng thận.
4. Bệnh lý này có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, suy tuyến thượng thận cấp là một bệnh lý rất nguy hiểm, người bệnh không được chủ quan. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh nhân có thể hoàn toàn hồi phục và khỏe mạnh. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ gặp khó khăn, người bệnh có thể để lại nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như: sốc, hôn mê, co giật, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, việc phát hiện tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu có ý nghĩa quan trọng, giúp người bệnh có phương án chẩn đoán, điều trị kịp thời, duy trì sức khỏe tốt, từ đó chất lượng cuộc sống được cải thiện.
5. Phòng ngừa bệnh đúng cách
Bệnh gây ra sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe và khả năng sinh hoạt của người bệnh. Để phòng ngừa và không cho bệnh lý này “ghé thăm”, bạn nên chú ý các vấn đề dưới đây:
– Không được tự ý sử dụng corticoid cũng như các loại thuốc chứa thành phần corticoid khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nhất là ở những người mắc bệnh xương khớp. Nếu tự ý sử dụng thì bệnh nhân rất dễ bị suy tuyến thượng thận thứ phát.
– Trong trường hợp bị mắc bệnh, phải sử dụng corticoid thời gian dài, người bệnh cần đi khám định kỳ theo hướng dẫn bác sĩ hoặc khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng khác thường cần báo cho bác sĩ để có phác đồ điều trị hoặc điều chỉnh thuốc phù hợp.
– Trường hợp đã mắc bệnh thì phải dùng thuốc corticoid suốt đời, vì vậy phải luôn nhớ mang thuốc dự trữ bên cạnh. Nếu không mang thuốc theo thì tình trạng bệnh đột ngột rất nguy hiểm, đe dọa tử vong khi không có biện pháp cấp cứu kịp thời.
– Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
– Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.