Xông hơi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng sinh mổ có được xông hơi? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc này cho chị em.
Menu xem nhanh:
1. Sinh mổ có được xông hơi?
Xông hơi có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm sạch sâu trong lỗ chân lông bằng cách loại bỏ những bụi bẩn đã bám vào, lây đi tế bào chết, thải độc tố và giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, tinh thần thư thái…
Sinh mổ có được xông hơi? Về mặt lý thuyết thì chị em sau khi sinh mổ vẫn có thể xông hơi. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ muốn xông hơi sau sinh mổ nên đợi ít nhất 2 tuần và phải chú ý một số điều, đặc biệt là chỉ được xông hơi khi vết thương đã khô miệng.
Bởi nếu vết mổ còn chưa khô thì việc xông hơi có thể khiến vết thương hở miệng và nhiễm trùng. Hơn nữa, nếu cơ thể mẹ vẫn chưa ổn định hoàn toàn thì việc xông hơi thậm chí khiến mẹ mệt mỏi hơn.
2. Lợi ích từ việc xông hơi
Nếu mẹ biết đúng cách xông hơi sau sinh mổ thì sẽ có rất nhiều lợi ích. Theo như các chuyên gia y tế thì sau quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ tăng cân nhiều khiến lỗ chân lông giãn nỡ, làm nhiều bụi bẩn ứ đọng. Việc xông hơi ở nhiệt độ cao vì thế sẽ giúp cơ thể người phụ nữ toát mồ hôi, đào thải bụi bẩn, độc tố ra ngoài.
Việc xông hơi cũng có khả năng giúp tiêu hao một lượng mỡ không nhỏ, đồng thời giảm đi một lượng nước đáng kể còn lại trong quá trình mang thai. Từ đó giúp hỗ trợ việc giảm cân sau sinh hiệu quả, dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tất nhiên, mẹ không thể giảm cân ngay chỉ bằng phương pháp xông hơi mà cần phải kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, và sau khi sức khỏe cho phép cũng nên tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
Đồng thời, việc xông hơi còn giúp các mạch máu giãn nở, các dây thần kinh được tương tác với các cơ trong thành mạch để điều hòa thần kinh giao cảm. Từ đó, giúp phụ nữ sau sinh giảm căng thẳng, mệt mỏi và tránh bị trầm cảm.
Tuy nhiên để đạt được những tác dụng trên thì cần thực hiện đúng cách như sau.
3. Hướng dẫn cách xông hơi sau sinh mổ
3.1. Thời gian
Mẹ chỉ nên xông hơi sau sinh mổ khoảng 2 tuần, khi sức khỏe đã ổn định và vết mổ đã khô miệng. Nên xông hơi vào mỗi buổi chiều (3h-4h) trước khi tắm.
Mỗi lần chỉ xông khoảng 10-15 phút, xông hơi 2-3 lần/tuần trong vòng 3 tháng 10 ngày.
3.2. Cách xông hơi
Nên sử dụng các loại lá tươi hoặc khô truyền thống của Việt Nam như: vỏ bưởi, chanh, sả, gừng, ngải cứu, tía tô, hương nhu, kinh giới, quế…làm nguyên liệu để xong hơi, mỗi lần chỉ cần một vài loại. Không nên sử dụng tinh dầu hay những chất hóa học khác
Dụng cụ để xông hơi gồm: bộ đồ lót, nồi lớn, chăn lớn (hoặc lều xông hơi sau sinh), ghế thấp. Mẹ có thể chọn một trong những loại lá trên rồi đun sôi với nước. Sau khi nước sôi vài phút, mẹ ngồi lên ghế rồi
Khi cảm thấy mồ hôi ra nhiều thì mở tung chăn ra và dùng khăn sạch để thấm mồ hôi. Nếu cảm thấy khó chịu hay mệt mỏi khi xông hơi thì nên dừng lại ngay.
Để đảm bảo an toàn, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ về nhiệt độ, thời gian xông hơi phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình.
Sau khi xông hơi phải lau sạch mồ hôi rồi mặc quần áo mỏng, và chỉ nên tắm sau khi xông hơi khoảng 6 tiếng
3.3. Không nên xông hơi khi :
- Người huyết áp cao
- Cần lưu ý không xông hơi khi vừa ăn no hoặc đói, xông hơi trong phòng kín, uống 1 ly nước trà ấm sau khi xông để bù nước cho cơ thể
Sinh mổ có được xông hơi? Như vậy, chị em hoàn toàn có thể xông hơi sau sinh mổ, nhưng phải đợi khoảng 2 tuần. Khi xông hơi cũng phải chú ý một số điều như trong bài viết đã nêu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn miễn phí.các vấn đề sau sinh
Tin liên quan
- Đẻ mổ như thế nào
- Hướng dẫn chăm sóc mẹ sinh mổ từ A – Z
- Làm đẹp sau sinh mổ từ A – Z
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc