Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư phổ biến và thường gặp nhất ở hệ tiêu hóa. Tại Việt Nam năm 2020, ung thư đại tràng đứng thứ 5 với số ca mắc mới là 16.426 (chiếm tỷ lệ 9%) và tử vong là 8.524 ca (chiếm 6,9%). Hiện nay, dù có rất nhiều phương pháp điều trị mang lại hiệu quả, tuy nhiên lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là giai đoạn của bệnh. Đối với người bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm sẽ cao hơn so với các giai đoạn sau. Do vậy mà sàng lọc ung thư đại tràng đóng vai trò hết sức quan trọng với kết quả điều trị bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Sàng lọc ung thư đại tràng đem lại lợi ích gì?
Sàng lọc là quá trình tìm kiếm tiền ung thư hoặc ung thư đối với đối tượng không xuất hiện các triệu chứng bệnh. Tầm soát ung thư đại tràng định kỳ là một trong những việc làm quan trọng để điều trị hiệu quả căn bệnh này. Thậm chí tầm soát định kỳ có thể ngăn ngừa được ung thư đại tràng bởi polyp có thể mất 10 -15 năm để phát triển thành ung thư. Sàng lọc ung thư định kỳ còn mang lại cho người bệnh một số lợi ích như:
– Phát hiện và loại bỏ tổn thương tiền ung thư từ sớm trước khi phát triển sang khối ác tính. Nhờ đó làm giảm đi rất nhiều tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do căn bệnh này gây ra.
– Có thể điều trị bằng các biện pháp đơn giản nhưng lại dễ đạt hiệu quả cao, ít phải xâm lấn nên giảm tối đa được nguy cơ biến chứng bệnh nguy hiểm.
– Chi phí điều trị bệnh được tiết kiếm rất nhiều.
– Tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh và chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện hơn.
2. Một số phương pháp tầm soát ung thư đại tràng
2.1. Xét nghiệm máu ẩn trong phân
Khi xuất hiện tế bào ung thư ở đại tràng, với đặc điểm ung thư là tăng sinh mạch rất nhiều, các mạch máu dễ bị tổn thương khi có phân đi qua. Máu trong phân nhỏ rất khó để có thể phát hiện bằng mắt thường. Khi xuất hiện lượng máu rất ít trong phân có thể đường tiêu hóa đang gặp một số vấn đề như: Có khối u, polyp hoặc mắc ung thư đại tràng – trực tràng. Do vậy, nếu có xuất hiện máu ở trong phân thì việc thực hiện xét nghiệm sẽ mang lại độ nhạy cao, có giá trị để thực hiện các phương pháp thăm dò khác kỹ hơn.
2.2. Nội soi trong sàng lọc ung thư đại tràng
Nội soi đại trực tràng thực hiện định kỳ là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa và phát hiện ung thư sớm. Nội soi đại tràng giúp quan sát toàn bộ khung đại tràng thông qua ống nội soi có gắn camera. Sau đó tiến hành sinh thiết lấy bệnh phẩm nếu có nghi ngờ hoặc tiến hành loại bỏ khối polyp khi có chỉ định.
Nội soi đại tràng có ưu điểm là:
– Cho phép quan sát toàn bộ mặt phía bên trong của hậu môn, trực tràng, đại tràng giúp chẩn đoán bệnh được chính xác.
– Có thể thực hiện sinh thiết lấy mẫu hoặc điều trị đốt, cắt bỏ polyp khi có chỉ định.
– Thời gian thực hiện nhanh, ít gây biến chứng, có thể thực hiện trong nhiều lần.
Tuy nhiên nội soi đại tràng vẫn còn có một số nhược điểm nhỏ như:
– Bệnh nhân có thể cảm thấy chút khó chịu như chướng hơi, đầy bụng.
– Có thể gây chút ảnh hướng tới hệ tiêu hóa của người bệnh như chảy máu hoặc thủng đại tràng. Chính vì vậy nên đòi hỏi trang thiết bị y tế với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
– Nội soi đại tràng hiện nay thường sử dụng phương pháp gây mê nên người bệnh cần nghỉ ngơi sau khi thực hiện xong.
2.3. Chụp CT trong sàng lọc ung thư đại tràng
Chụp CT đại tràng và tiểu khung cho phép quan sát các tổ chức bất thường, khối u, ung thư ở đại trực tràng. Từ đó có thể đánh giá tình trạng xâm lấn của khối u so với xung quanh, đánh giá tình trạng hạch ổ bụng nếu nghi ngờ di căn.
Đây là phương pháp không xâm lấn, không cần gây mê và thường được áp dụng với đối tượng không thể nội soi hoặc sợ nội soi.
Tuy nhiên phương pháp này không thể đánh giá chi tiết trong lòng đại tràng như nội soi, không sinh thiết hay thực hiện các thủ thuật điều trị. Khi thực hiện phương pháp này người bệnh có thể có nguy cơ nhiễm phóng xạ hoặc dị ứng thuốc cản quang.
3. Đối tượng cần thực hiện tầm soát
Ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn đầu trước khi nó di căn thì tỷ lệ sống thêm 5 năm là khoảng 90%.Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có khoảng 4/10 trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Khi các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn thì tỷ lệ sống cũng bị giảm một cách nhanh chóng. Vậy cần thực hiện tầm soát ung thư đại tràng sớm nhất là đối với đối tượng nguy cơ cao.
– Người trên 50 tuổi nên thực hiện tầm soát ung thư đại tràng ít nhất 1 năm/lần.
– Người có yếu tố tiền sử gia đình từng mắc bệnh ung thư hoặc có polyp đại tràng.
– Người từng mắc viêm đại tràng mãn tính hoặc thường xuyên có triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa trong thời gian dài như: táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng, phân dẹt, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng…
Thông thường, sàng lọc ung thư thường được các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên đối với nhóm nguy cơ cao thì khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên thì khi còn trẻ, vậy nên cần sàng lọc ngay từ sớm.
Hiện nay Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang là một trong những cơ sở được nhiều người lựa chọn thăm khám tầm soát ung thư. Với đội ngũ bác sĩ chuyên gia hàng đầu với trình độ chuyên môn cao, luôn tận tình với người bệnh.Thu Cúc TCI còn có hệ thống máy móc với công nghệ hiện đại; không gian thăm khám rộng rãi, thoáng mát và thân thiện tạo sự gần gũi nhất với từng khách hàng. Ngoài ra, tại đây sở hữu đa dạng các gói khám từ cơ bản tới chuyên sâu với đầy đủ các danh mục khám cần thiết để chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh. Nhờ đó lđáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng tới việc chăm sóc sức khỏe và sàng lọc các căn bệnh nguy hiểm sớm.
Khi cơ thể xuất hiện các bất thường hoặc có những yếu tố nguy cơ cao có thể mắc bệnh, bạn hãy luôn chú ý thực hiện khám và tầm soát bệnh sớm để chủ động bảo vệ được sức khỏe của bản thân nhé.