Sau sinh mổ, đẻ mổ, sản phụ cần chú ý đến rất nhiều vấn đề để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của cơ thể, đặc biệt là quá trình lành lại của vết mổ đẻ. Một trong những vấn đề cần được lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày là tư thế nằm của sản phụ. Có rất nhiều tư thế được khuyến cáo không nên nằm sau sinh. Vậy nên việc đẻ mổ nằm sấp được không luôn khiến các mẹ tò mò, nhất là với những mẹ có thói quen ngủ với tư thế này.
Menu xem nhanh:
1. Tư thế ngủ ảnh hưởng tới sản phụ sau đẻ mổ như thế nào?
Đối với các sản phụ, trải qua quá trình mang thai, sinh nở là điều tuyệt vời nhất. Lúc này, không những các mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn mà còn cảm nhận được niềm hạnh phúc khi con yêu chào đời bình an, khỏe mạnh.
Tuy nhiên, với những mẹ đẻ mổ, khoảng thời gian đầu sau sinh, bên cạnh những cảm xúc hạnh phúc, tích cực, các mẹ còn phải chịu cảm giác đau đớn, khó chịu do vết mổ đẻ gây ra. Trong quá trình sinh, thai phụ không cảm nhận được đau do đã được thực hiện gây tê tủy sống. Nhưng khi thuốc tê hết tác dụng, cơn đau sẽ khiến mẹ khó chịu, thậm chí là không thể đi lại, sinh hoạt bình thường.
Hầu hết thời gian đầu sau đẻ mổ, các mẹ sẽ có xu hướng nằm nhiều hơn ngồi, đi lại. Vì vậy, việc tư thế nằm có ảnh hưởng tới quá trình phục hồi vết mổ của mẹ là hoàn toàn phù hợp. Thời gian nghỉ ngơi, ngủ của sản phụ cũng nhiều hơn, chất lượng giấc ngủ phải tốt để mẹ có đủ sức chăm sóc bản thân và con. Chú ý tới tư thế nằm sẽ giúp mẹ có một giấc ngủ chất lượng, trọn vẹn.
Mỗi người đều có rất nhiều tư thế ngủ. Tuy nhiên, có những tư thế được khuyến khích cho các sản phụ sau đẻ mổ vì chúng có ảnh hưởng, tác động tích cực tới việc phục hồi vết mổ đẻ của chị em.
– Nằm ngửa: Đây là tư thế phổ biến nhất, cũng là tư thế thoải mái nhất khi nằm. Với các mẹ sau đẻ mổ, nằm ngửa sẽ giúp mẹ không phải lo lắng về áp lực lên vết mổ, cũng giúp mẹ được thả lỏng tốt nhất. Để cảm thấy dễ chịu hơn, khi nằm ngửa, chị em có thể kê thêm một chiếc gối mềm dưới khuỷu chân.
Tuy nhiên, mẹ không nên nằm ngửa quá lâu. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nằm ngửa lâu, không thay đổi tư thế có thể làm cho vết mổ bị căng, đau. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên chuyển tư thế nằm nghiêng rồi từ từ nhấc người dậy mỗi khi muốn đứng lên, tránh làm ảnh hưởng tới vết mổ. Nếu huyết áp của sản phụ không ổn định, bác sĩ cũng khuyến cáo không nên nằm ngửa nhiều ở thời gian đầu sau sinh.
– Nằm nghiêng: Tư thế nằm nghiêng được nhiều sản phụ sau sinh áp dụng. Đây cũng là tư thế giúp các mẹ có thể thoải mái nhất trong giai đoạn vết mổ sau sinh chưa phục hồi. Khi nằm ở tư thế này, vết mổ trên bụng sẽ không phải chịu áp lực quá nhiều.
– Nằm ở tư thế nửa ngồi: Không mấy thoải mái, nhưng đây lại là tư thế giúp mẹ có thể giảm thiểu được những ảnh hưởng đến vết mổ, đồng thời dễ cho con bú hơn. Bên cạnh đó, để có thể thoải mái hơn khi nằm ở tư thế nửa ngồi, chị em có thể kê thêm gối tựa lưng.
2. Phụ nữ sau đẻ mổ có nằm sấp được không?
Phụ nữ sau sinh được khuyến cáo không nên chọn những tư thế nằm gây áp lực lên vết mổ đẻ. Vì vậy, việc nằm sấp cũng là một trong những vấn đề mà các bác sĩ khuyên mẹ không nên thực hiện.
2.1. Phụ nữ sau đẻ mổ nằm sấp được không?
Sau đẻ mổ, vết mổ của sản phụ rất dễ bị tổn thương, biến chứng nếu không giữ gìn cẩn thận, không chăm sóc, vệ sinh thường xuyên. Vì vậy, trong vấn đề sinh hoạt hàng ngày, các mẹ cũng cần đặc biệt chú ý tránh tác động vào vết mổ.
Để có thể nằm sấp sau sinh, sản phụ cần xem xét tình trạng vết mổ đẻ của mình ra sao. Khi cân nhắc tới tư thế nằm này, vết mổ đã phải có khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng để phục hồi. Khi vết mổ đã hình thành sẹo, không còn sưng, đau, không nhiễm trùng hay ứ dịch, tụ dịch, các mẹ có thể nằm sấp trong khoảng từ 20 đến 30 phút để sản dịch được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn. Thời gian này, mẹ cũng nên massage vùng bụng dưới thường xuyên để tử cung có thể co hồi tốt sau sinh.
Tư thế nằm sấp không được khuyến cáo áp dụng thường xuyên. Các mẹ cần lưu ý một số ảnh hưởng từ tư thế này như:
– Chèn ép, tạo áp lực lên tuyến vú dẫn đến viêm tuyến vú, đau, sưng.
– Với các mẹ có bệnh về cột sống, tư thế nằm sấp sẽ khiến cho phần lưng dưới phải chịu áp lực, làm cho vết mổ chuyển biến xấu đi.
– Với những mẹ có tiền sử bệnh tim, nằm sấp là không nên bởi nó có thể khiến mẹ cảm thấy khó thở, ảnh hưởng đến nhịp tim một cách đột ngột.
Do vậy, việc nằm sấp sau sinh mổ được các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện sau sinh mổ nếu muốn sức khỏe được đảm bảo, vết mổ sau sinh được ổn định sớm.
2.2. Đẻ mổ nằm sấp được không? Có gây nguy hiểm gì không?
Nhiều mẹ có thói quen nằm sấp. Tuy nhiên, như đã chia sẻ, đây là một tư thế không tốt cho sự phục hồi của các mẹ sau sinh mổ. Sau 1 đến 2 tháng, khi tình trạng vết mổ đã ổn và lành hoàn toàn, không phát hiện biến chứng bất thường, việc nằm sấp mới được cân nhắc.
Nằm sấp sau đẻ mổ quá sớm có thể khiến cho sản phụ gặp phải một số vấn đề như sau:
– Vết mổ đẻ bị nhiễm trùng
Sau ca sinh mổ, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện vệ sinh và khâu lại vết mổ cho sản phụ. Vết mổ này cần tối thiểu là 3 tháng mới có thể được coi là lành hẳn. Ban đầu, trong thời gian thuốc tê hết tác dụng, các mẹ có thể cảm thấy đau đớn, vết mổ có thể sưng, đỏ, thậm chí gây ngứa, rất khó chịu. Nếu không giữ gìn vệ sinh cẩn thận, không chăm sóc kỹ lưỡng và nhẹ nhàng, vết mổ rất dễ bị nhiễm trùng, khiến cho tình trạng sức khỏe sản phụ trở nên tồi tệ.
– Tụ dịch, ứ dịch tại vết mổ
Theo các bác sĩ, nằm sấp có tác dụng đẩy nhanh quá trình tiết sản dịch ở các mẹ sau sinh, hỗ trợ tử cung co bóp mạnh và đàn hồi sớm hơn. Tuy nhiên, sản dịch tiết ra nhiều cũng khiến cho môi trường âm đạo của mẹ thay đổi đột ngột, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm tăng sinh, phát triển, gây viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, sản phụ còn có thể bị tụ dịch, ứ dịch tại vết mổ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng mang thai sau này.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về việc đẻ mổ nằm sấp được không? Các mẹ cần chú ý đặc biệt tới quá trình phục hồi vết mổ sau sinh và nên thực hiện tái khám, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo vết mổ không có gì bất thường, không có khả năng để lại biến chứng. Bên cạnh đó, chú ý vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng giúp cho vết mổ phục hồi nhanh hơn, hạn chế để lại các vấn đề khó xử lý, hạn chế đau nhức vết mổ, viêm dính hay sẹo cứng.
Hiện tại, Thu Cúc TCI với dịch vụ Thai sản trọn gói đang là sự lựa chọn của rất nhiều mẹ bầu. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, phục vụ đa dạng nhu cầu thăm khám, thai phụ sẽ được khám và sàng lọc trước sinh cẩn thận. Trong quá trình sinh, bác sĩ chuyên khoa là người trực tiếp thực hiện ca mổ, xử lý vết mổ thẩm mỹ cho mẹ. Sau sinh, mẹ được lưu viện với đầy đủ tiện ích, được điều dưỡng chăm sóc tận tình, chu đáo, vệ sinh vết mổ cẩn thận. Các mẹ cũng có thể sử dụng dịch vụ chiếu Plasma vết mổ để đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi vết thương.
Với những dịch vụ, tiện ích của Thu Cúc TCI, hàng nghìn mẹ bầu đã có nhiều trải nghiệm đi sinh thú vị, đáng nhớ. Vậy nên, chị em có thể tham khảo và lựa chọn Thu Cúc TCI để cùng đồng hành trong quá trình mang thai, đi sinh, có được sự chăm sóc tốt nhất và không cần lo lắng về những vấn đề hậu sản.