Lần đầu đến phòng khám thai chắc hẳn chị em nào cũng rất bỡ ngỡ vì không biết bác sĩ khám những gì. Thời điểm nào đi siêu âm thai thì biết chắc chắn có thai hay chưa. Bài viết sau sẽ chỉ dẫn một số kinh nghiệm giúp chị em đi khám thai lần đầu nhận kết quả tốt nhất.
Menu xem nhanh:
1. Thời điểm nên đến phòng khám thai lần đầu
Trên nhiều diễn đàn, hội nhóm, nhiều chị em đặt các câu hỏi như: Thử que 2 vạch bao lâu thì đến phòng khám thai được? Thai bao nhiêu tuần thì siêu âm có tim thai hoặc thử que lên vạch mờ đã khám thai được chưa…
Mục đích chính của khám thai lần đầu tiên là kiểm tra xem bạn đã chắc chắn có thai chưa. Thông thường, ngay khi phát hiện bị chậm kinh, chị em dùng que thử thai đã có thể tự kiểm tra tại chỗ. Tuy nhiên, que thử thai không giúp bạn xác định chính xác 100% khả năng có thai. Nó chắc chắn không cho biết thai đang phát triển như thế nào. Đôi khi que thử thai dương tính giả còn khiến chị em mừng hụt.
Theo y học, trong vòng 2 tuần đầu kể từ khi thụ thai thành công sẽ diễn ra quá trình sau: 48 giờ đầu, hoạt động phân bào trong trứng sẽ diễn ra ngay tại vòi tử cung. 2 đến 3 ngày tiếp theo, hợp tử di chuyển vào tử cung và bắt đầu làm tổ. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 29 ngày thì đến ngày thứ 30 chưa thấy “dâu” xuất hiện, được gọi là chậm kinh. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm này (tuần thứ 4) bạn thử que có thể lên 2 vạch, nhưng siêu âm lại chưa thấy tim thai, túi thai trong tử cung.
Các bác sĩ khuyên nên đi khám thai lần đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Phần lớn sẽ phát hiện được phôi thai, tim thai trong thời điểm này.
2. Quy trình khám thai lần đầu ở phòng khám thai
2.1 Quy trình khám lâm sàng
Ở lần khám thai đầu tiên, các bác sĩ tại phòng khám thai thường khai thác những thông tin sau:
– Chị em đã mang thai lần nào chưa, có tiền sử sảy thai, sinh non, tiền sản giật không?
– Gia đình có ai bị dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, nứt đốt sống…không?
– Chị em hoặc người thân trong gia đình có bị bệnh di truyền gì hay không?
– Hiện tại chị em có điều trị bệnh mãn tính hoặc đã uống thuốc gì trong thời gian gần đây không?
Sau khi tìm hiểu thông tin bệnh lý, chị em được tính chỉ số BMI, kiểm tra huyết áp, nghe tim, phổi.
2.2 Khám cận lâm sàng
Khám thai lần đầu cần làm các xét nghiệm như:
– Siêu âm phát hiện vị trí thai (trong hay ngoài tử cung), tình trạng của thai (thai đơn hay đôi, có tim thai hay chưa) và tính tuổi thai.
– Xét nghiệm máu để tầm soát bệnh thiếu máu tán huyết, mức độ thiếu máu, nhóm máu…
– Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng đường, protein trong nước tiểu thời điểm hiện tại.
– Xét nghiệm PAP để xác định mẹ có khối u ở tử cung không.
– Kiểm tra tình trạng sức khỏe của chị em (có bị viêm gan B, C hay HIV/AIDS, giang mai không).
Sau khi có kết quả xét nghiệm đầy đủ, bác sĩ sẽ đọc kết quả cho chị em. Nếu có thai, mẹ sẽ được hướng dẫn chăm sóc thai kỳ, tư vấn cách bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và phòng ngừa bệnh (nếu có nguy cơ).
3. Lưu ý khi đến phòng khám thai lần đầu
Lần đầu tiên đi khám thai chị em nên đến các bệnh viện lớn để kiểm tra chi tiết, chính xác nhất. Khi đi khám thai tại bệnh viện cần lưu ý:
– Mang theo giấy tờ cá nhân, bảo hiểm (nếu có) và lấy giấy xác nhận khám thai nếu đang tham gia BHXH.
– Trước khi khám thai cần tránh sử dụng cà phê, thuốc lá, nước ngọt, rượu, bia hay chất kích thích khác. Ở lần khám thai đầu, mẹ không cần phải nhịn đói.
– Nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi khám thai, đặc biệt là khi siêu âm đường âm đạo.
– Mẹ ưu tiên mặc trang phục thoải mái, đi giày bệt để di chuyển, thăm khám dễ dàng.
– Khám thai trước 8 tuần thường sẽ sử dụng máy siêu âm đầu dò. Chị em không cần uống nhiều nước và nhịn đi tiểu, trái lại cần tiểu hết trước khi siêu âm. Khi đó đầu dò dễ tiếp xúc và phát tần số cao, giúp bác sĩ thu về hình siêu âm được rõ hơn. Siêu âm đầu dò không sử dụng phóng xạ ion hóa như chụp X-Quang nên khá an toàn.
Ngoài ra, bạn nên đặt lịch khám trước và đến phòng khám thai đúng hẹn để tiết kiệm thời gian. Ở bệnh viện lớn có đầy đủ các phòng xét nghiệm nhưng thời gian chờ lấy kết quả thường kéo dài từ 30 phút trở lên. Bạn phải lấy đủ các kết quả xét nghiệm đã chỉ định thì bác sĩ mới đủ cơ sở tư vấn chính xác cách chăm sóc thai kỳ tốt nhất được.
4. Lưu ý khi chọn phòng khám thai
Khi chọn phòng khám thai, cần lưu ý một số yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Trước hết, nên chọn các phòng khám thai của bệnh viện có chuyên khoa Phụ sản, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.
Tại Hà Nội, có nhiều phòng khám thai chất lượng cao được nhiều thai phụ tin tưởng. Trong đó, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một lựa chọn đáng cân nhắc với ba cơ sở thuận tiện: Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI tại 286 Thụy Khuê, cơ sở 216 Trần Duy Hưng, và cơ sở 32 Đại Từ. Các địa điểm này đều được trang bị đầy đủ, đáp ứng nhu cầu khám thai từ cơ bản đến chuyên sâu.
Bên cạnh việc chọn địa điểm, thai phụ cũng nên cân nhắc các yếu tố như chi phí, lịch hẹn linh hoạt và dịch vụ chăm sóc sau khám để có trải nghiệm tốt nhất trong suốt thai kỳ. Hệ thống Y tế Thu Cúc có đội ngũ chuyên viên tư vấn, chăm sóc khách hàng tận tâm, sẽ giúp mẹ đặt lịch khám phù hợp nhất, hướng dẫn chi tiết các lưu ý khi đi khám (nếu có) nhằm tối ưu thời gian, tiết kiệm chi phí đi lại.
5. Nên chọn gói khám thai hay không?
Đến phòng khám thai lần đầu mẹ nên tham khảo cả kinh nghiệm mua gói thai sản. Thai sản trọn gói đối với mẹ bầu có rất nhiều lợi ích:
– Giúp chị em theo dõi thai kỳ đầy đủ theo lộ trình thống nhất với một bác sĩ có chuyên môn cao. Nhờ đó dễ dàng kiểm soát mọi vấn đề khi mang thai hơn, tiết kiệm thời gian, thủ tục hành chính.
– Đăng ký thai sản trọn gói sẽ tiết kiệm hơn là đi khám theo buổi lẻ.
– Các gói thai sản tích hợp nhiều quyền lợi hơn cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ, khi sinh và sau sinh.
– Mẹ có thể lựa chọn gói thai sản phù hợp với nhu cầu và tài chính của mình.
Tại Thu Cúc TCI có nhiều gói thai sản tiêu chuẩn và gói VIP dành cho thai đơn, thai đôi. Các gói thai sản này đều giúp chị em: Khám thai với bác sĩ giỏi đầu ngành bất cứ khi nào có nhu cầu, tầm soát dị tật thai nhi bằng thiết bị hiện đại, được nhận video siêu âm 5D tốt nhất, nhận ảnh hoặc video quá trình sinh, sau sinh, sử dụng dịch vụ lưu viện sau sinh như chế độ ăn cho mẹ, bé và người nhà, dịch vụ tắm bé, có điều dưỡng chăm sóc 24/24 chỉ với một nút bấm chuông… Không chỉ là tiện ích cho mẹ, người thân cũng được hưởng rất nhiều ưu đãi kèm theo. Nếu bạn có câu hỏi, thắc mắc liên quan đến thai kỳ, thai sản trọn gói, hãy liên hệ để nhận thông tin mới nhất.