Rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Hiện tượng rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh là một hiện tượng thường hay xảy ra. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tìm hiểu về các biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh, chữa trị vấn đề này, tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

1. Tuổi tiền mãn kinh và hiện tượng rong kinh ở phụ nữ

1.1. Giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ là như thế nào?

Tiền mãn kinh là một giai đoạn trong cuộc đời người phụ nữ. Giai đoạn này sẽ xảy ra sớm hay muộn tùy thuộc vào sức khỏe từng người, và thường kéo dài trong khoảng 2 đến 5 năm trước khi phụ nữ bước vào giai đoạn không còn kinh nguyệt (hay còn gọi là mãn kinh). Lý giải cho giai đoạn này là tình trạng nội tiết tố phụ nữ thay đổi, hormone trong cơ thể suy giảm hoặc thiếu hụt, từ đó dẫn đến việc phụ nữ gặp phải một số biểu hiện như:

– Rối loạn kinh nguyệt: điều này xảy ra với đa số phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh. Lúc này kinh nguyệt có thể tới sớm hơn, hoặc muộn hơn, kinh nguyệt khi tiết ra cũng có thể ít hơn, nhiều hơn, hoặc rong kinh, mất kinh,…

– Phụ nữ cũng có thể bị cảm giác bốc hỏa, cảm giác bắt đầu từ khu vực mặt, cổ cho tới toàn cơ thể.

– Phụ nữ cũng có thể gặp vấn đề về nhịp tim: tim đập nhanh, hay đổ mồ hôi liên tục, hoặc hay bị lạnh, lo lắng, hồi hộp,…

– Đời sống tình dục cũng bị ảnh hưởng ít nhiều do lúc này sự thiếu hụt, xáo trộn trong nội tiết tố khiến phụ nữ bị giảm ham muốn, vùng âm đạo bị khô hạn, kém đàn hồi,…

– Ngoại hình cũng có thể có sự thay đổi đáng kể: nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn, da dẻ cũng hay bị khô hơn, thiếu sức sống. Móng, tóc cũng dễ bị rụng, gãy và yếu hơn bình thường.

– Một số biểu hiện khác như: dễ bị cáu giận khó kiểm soát, loãng xương, mất ngủ, khó ngủ,…

Rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh thường xảy ra

Tiền mãn kinh là một giai đoạn trong cuộc đời người phụ nữ

1.2. Hiện tượng rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh là gì?

Rong kinh mặc dù có thể xảy ra ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời người phụ nữ, tuy nhiên việc rong kinh ở giai đoạn tiền mãn kinh là một hiện tượng cần lưu ý nhiều hơn. Nguyên nhân tiên quyết lý giải cho hiện tượng này là việc mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, từ đó chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng trở nên thưa thớt dần. Lượng máu kinh nguyệt khi tiết ra cũng gặp rối loạn. Kinh nguyệt kéo dài trong thời gian khá lâu.

Lúc này, phụ nữ có thể bị kéo dài thời gian hành kinh lên tới trên 7 ngày, với lượng màu kinh có thể nhiều hơn 80ml. Mặc dù rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh là bình thường đối với phụ nữ tuy nhiên chị em phụ nữ cũng cần lưu ý, biết cách chăm sóc sức khỏe cũng như có biện pháp chủ động thăm khám, theo dõi kinh nguyệt. Nếu hiện tượng rong kinh xảy ra quá lâu thì sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ.

2. Các dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân dẫn đến việc rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh là gì?

2.1. Một số dấu hiệu dễ dàng nhận biết hiện tượng rong kinh

Muốn biết có đúng là mình bị rong kinh ở giai đoạn tiền mãn kinh hay không thì chị em phụ nữ rất cần lưu ý tới một số dấu hiệu như sau:

– Về thời gian kinh nguyệt diễn ra, thường là sẽ kéo dài trên 7 ngày, thậm chí có thể trên 10 ngày.

– Lượng máu kinh nguyệt tiết ra khá nhiều.

– Mỗi khi kinh nguyệt tiết ra phụ nữ cảm thấy đau bụng khá nhiều ở vùng bụng dưới.

– Phụ nữ bị mệt mỏi, thiếu sức sống, thiếu ngủ,…

2.2. Nguyên nhân nào gây ra rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh

2.2.1. Yếu tố tuổi tác của phụ nữ đóng vai trò quan trọng

Tuổi tác của con người quyết định sự thay đổi, lão hóa của cơ thể. Do đó, khi phụ nữ bước vào giai đoạn trung niên trở đi, là hoàn toàn có thể bị tiền mãn kinh và rong kinh. Lúc này, buồng trứng, hormone nội tiết tố cơ thể có sự xáo trộn, không còn hoạt động trơn tru như giai đoạn còn trẻ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh

2.2.2. Thói quen sinh hoạt của phụ nữ có ảnh hưởng không nhỏ

Đối với những người có thói quen sinh hoạt chưa lành mạnh, hay sử dụng nhiều các loại thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân làm đẩy nhanh tốc độ phụ nữ bị rong kinh ở giai đoạn tiền mãn kinh.

Ngoài ra, những người không đảm bảo được khẩu phần ăn đủ chất, cân đối, hợp lý, cũng có thể làm cho cơ thể gặp sự rối loạn, mất cân bằng.

2.2.3. Các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm

Không thể loại trừ việc phụ nữ bị rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh là do mắc một số loại bệnh phụ khoa nguy hiểm như: u xơ tử cung, u nang tử cung, polyp tử cung,…Lời khuyên là phụ nữ nên đi thăm khám, kiểm tra phụ khoa định kỳ để có phương hướng điều trị.

2.2.4. Một số nguyên nhân khác có thể gây rong huyết

– Phụ nữ đang trong thời gian điều trị bệnh: ung thư, xạ trị, hóa trị

– Có thời gian dài sử dụng các loại tránh thai: đặt vòng, cấy que,…

– Phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn chức năng đông máu

– Phụ nữ hay gặp stress, dễ gặp căng thẳng, lo lắng kéo dài

3. Cần làm gì để cải thiện tình trạng rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh?

Rong huyết ở tuổi tiền mãn kinh - chị em phụ nữ nên chủ động cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, vận động của bản thân

Chị em phụ nữ nên chủ động cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, vận động của bản thân

Hiện tượng phụ nữ bị rong kinh ở giai đoạn tiền mãn kinh hoàn toàn có thể điều trị. Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu để điều trị đó chính là: điều trị bằng cách sử dụng thuốc và điều trị bằng phẫu thuật.

Điều trị bằng thuốc: bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho phụ nữ sử dụng một số loại thuốc có tác dụng ổn định, bổ sung, cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể như: thuốc sắt, Ibuprofen, thuốc dạng xịt Desmopressin,…

Điều trị bằng phẫu thuật: tùy vào tình trạng bệnh và bệnh nhân không sử dụng được thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng cách phẫu thuật. Một số cách có thể được chỉ định đó là:

– Cắt bỏ, nạo phần niêm mạc trong tử cung

– Soi tử cung, buồng trứng để xử lý những bất thường nếu có

– Cắt bỏ hoàn toàn tử cung, đồng nghĩa với việc chu kỳ kinh nguyệt sẽ kết thúc.

Tuy nhiên, trước khi nghĩ tới việc điều trị thì chị em phụ nữ nên chủ động cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, vận động của bản thân, để giúp cơ thể khỏe mạnh và tự ổn định lại. Ngoài ra, chị em cũng cần nhớ nên chủ động đi khám phụ khoa, khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng tới 1 năm 1 lần.

Để được tư vấn các thông tin khác hoặc đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa, chị em vui lòng liên hệ tới tổng đài của TCI nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital