Răng số 9 là răng gì và những lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Văn Tiến

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Thông thường mọi người chỉ hay nghe tới răng số 8. Tuy nhiên trên thực tế, một số trường hợp vẫn có thể mọc lên răng số 9. Vậy răng số 9 là răng gì? Điểm đặc biệt cũng như những lưu ý khi mọc răng số 9 là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để thắc mắc được giải đáp.

Menu xem nhanh:

1. Tìm hiểu chung về răng số 9

răng số 9 là răng gì bạn có biết

Không phải ai cũng đều mọc răng số 9

1.1 Răng số 9 là răng gì?

Răng số 9 là một răng khá hiếm gặp và không phải ai cũng sở hữu răng này. Đây là chiếc răng mọc lên vượt quá 32 răng vĩnh viễn trên cung hàm. Răng số 9 sẽ thường mọc ở ngay cạnh răng số 8.

1.2 Răng số 9 thường xuất hiện ở độ tuổi nào

Răng số 9 là răng mọc muộn và thường sẽ xuất hiện ở khoảng 18-26 tuổi. Nhiều trường hợp, răng số 9 có thể mọc muộn hơn. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa từng cá nhân. Không phải ai cũng mọc răng này còn tùy vào cấu tạo của khung hàm

1.3 Đặc điểm của răng số 9

Răng số 9 có một số điểm đặc biệt hơn so với các răng còn lại:

– Răng số 9 là một chiếc răng hàm lớn và chỉ có 0.1-0.2% dân số có chiếc răng này.

– Thông thường, răng số 9 sẽ mọc cạnh ngay răng số 8 ở trong cùng cung hàm. Chiếc răng này không có vai trò gì quan trọng với quá trình ăn nhai cũng như hàm răng của con người.

– Răng số 9 khi mọc hầu hết sẽ có xu hướng bị mọc lệch nhiều. Điều này là bởi răng không có đủ không gian ở trên cung hàm. Từ đó, răng số 9 có thể gây nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe răng miệng.

– Răng số 9 thường sẽ được phát hiện qua chụp X-quang và hầu hết trường hợp đều được khuyến cáo nên nhổ bỏ.

2. Những ảnh hưởng khi mọc răng số 9

Trong tình huống mọc răng số 9, do cung hàm không đủ chỗ nên răng này sẽ có xu hướng không mọc thẳng. Răng số 9 hầu hết sẽ mọc lệch hoặc cố di chuyển vào vị trí nhưng bị răng khác cản trở, đâm vào nhau dẫn tới nhiều vấn đề nha khoa:

– Hàm bị đau nhức.

– Tình trạng mô nướu bị sưng, viêm, nhiễm trùng.

– Răng số 9 có khả năng đâm vào răng số 8 gây tình trạng xô lệch.

– Cảm giác bị cộm, khó chịu ở trong hàm.

– Lợi bị trùm lên răng số 9.

– Quá trình vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn dẫn tới khả năng ê buốt trong quá trình ăn nhai.

– Sâu răng và làm suy giảm sức khỏe của nha chu xung quanh răng.

3. Có nên nhổ răng số 9 không?

răng số 9 là răng gì

Răng số 9 thường được bác sĩ khuyên nhổ bỏ

Răng số 9 mọc lên chắc chắn sẽ dẫn tới nhiều vấn đề. Đó không chỉ là tình trạng đau nhức, sốt mà cảm giác khó chịu còn dai dẳng.

Việc thực hiện vệ sinh răng số 9 cũng trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân là do bàn chải không thể tới hết vị trí răng số 9. Điều này dẫn tới răng số 9 sẽ không được làm sạch, dễ còn mắc lại những cặn bẩn, thức ăn thừa. Từ đó, nguy cơ bị viêm nha chu, sâu răng hay các bệnh lý răng hàm mặt khác là khá cao.

Bên cạnh đó, khả năng lợi trùm là rất cao với vị trí răng số 9. Điều này do răng số 9 thường rất ít khi mọc và mọc ở vị trí sâu bên trong, dễ bị lợi trùm, lợi sưng. Lợi trùm là tình trạng khi răng bị trùm lên bởi lợi. Từ đó, quá trình ăn nhai sẽ khó khăn, thức ăn dễ mắc vào và không thể được tiêu hóa. Ngoài ra, trong quá trình ăn nhai, cắn, xé thức ăn thì răng và lợi sẽ bị đau dẫn tới viêm nhiễm.

Với những nguyên do trên, ta có thể thấy việc nhổ bỏ răng số 9 là rất cần thiết. Răng số 9 không hề có vai trò gì trong quá trình ăn nhai hay tính thẩm mỹ. Hơn hết, ta có thể tránh được những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.

4. Những lưu ý sau khi nhổ răng số 9

Chăm sóc sau nhổ răng là yếu tố rất quan trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng quá trình phục hồi của răng miệng. Sau đây là một số điều cần lưu khi nhổ răng số 9:

4.1 Theo dõi kĩ vết thương sau khi thực hiện nhổ răng

Ngày nay với công nghệ, kĩ thuật hiện đại, việc nhổ răng trở nên an toàn, nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên sau khi nhổ, ta vẫn cần chú ý tới tình trạng của bản thân, tránh các trường hợp nhiễm trùng, biểu hiện lạ, … khi đó, ta sẽ cần tới gặp bác sĩ ngay.

4.2 Chườm nóng, lạnh

răng số 9

Chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng đau sau nhổ răng

Phương pháp chườm lạnh được áp dụng để làm tê vị trí bị tổn thương, giảm sưng, giảm đau hiệu quả. Đối với chườm nóng, ta nên áp dụng sau khi đã nhổ răng vài ngày. Từ đó, tình trạng ê buốt sẽ được giảm bớt, tan máu bầm.

4.3 Sử dụng thuốc giảm đau

Trong trường hợp quá đau sau nhổ răng, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau.

4.4 Thực hiện vệ sinh răng miệng phù hợp

Sau nhổ răng, cảm giác sưng, đau thường khiến ta gặp những trở ngại khi thực hiện vệ sinh. Tuy nhiên, để đảm bảo không bị viêm nhiễm, bệnh nhân vẫn nên thực hiện làm sạch răng miệng phù hợp: chải răng sau ít nhất 6 tiếng nhổ răng một cách nhẹ nhàng, súc miệng nước muối, …

4.5  Thực hiện chế độ sinh hoạt, vận động hợp lý

Trong khoảng 2 tuần đầu sau khi nhổ răng, người bệnh không nên vận động hay tập thể dục quá sức. Những hoạt động này sẽ tác động trực tiếp đến phần cơ hàm dẫn tới nhiều nguy cơ biến chứng.

4.6 Chú ý tới chế độ ăn uống phù hợp

Sau khi nhổ răng số 9, chế độ dinh dưỡng cũng là điều ta cần chú ý. Những thức ăn được sử dụng nên đảm bảo mềm, dễ nuốt, đủ dưỡng chất, … Bên cạnh đó, để giảm tình trạng sưng đau, ta cũng nên dùng sữa chua không lạnh hay sữa tươi, nước ép.

Trên đây là những thông tin cho câu hỏi răng số 9 là răng gì cùng một số lưu ý sau khi nhổ răng số 9. Hy vọng qua đây, mọi người đã lưu lại được những thông tin hữu ích để chăm sóc răng miệng cho bản thân cùng người thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital