Răng số 8 là ở đâu? Có cần thiết phải nhổ không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Răng số 8 là một loại răng thuộc cung hàm, mọc trong độ tuổi 17 – 25 sau khi hàm răng đã phát triển đầy đủ. Nghe tới khái niệm về loại răng này, nhiều người thắc mắc “Răng số 8 là ở đâu?”

1. Răng số 8 là ở đâu?

Răng số 8 (răng khôn) là những răng mọc ở cuối cùng của cung hàm sau khi hàm đã phát triển hoàn thiện. Với những người có đủ 32 răng thì sẽ có 4 răng số 8 mọc ở cuối 4 góc hàm trên và dưới. Loại răng này mọc lên không tác dụng hay tính thẩm mỹ. Ngược lại, do không đủ chỗ nên chúng có thể mọc xiên lệch gây nên các bệnh lý về răng, ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng cũng như gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân.

Răng số 8 là ở đâu

Nghe tới khái niệm về loại răng này, nhiều người thắc mắc “Răng số 8 là ở đâu?”

2. Răng số 8 gây nên những biến chứng gì?

Theo các bác sĩ, răng số 8 mọc có thể gây nên những biến chứng sau:

2.1 Bệnh sâu răng

Do răng số 8 nằm trong cùng hàm nên việc vệ sinh khá khó khăn, điều này tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây nên bệnh lý sâu răng.

2.2 Viêm lợi

Khi thức ăn thừa tích tụ lâu ngày trong khoang miệng sẽ khiến vùng lợi bị viêm nhiễm, người bệnh sẽ có những triệu chứng như đau, sưng tấy, hôi miệng, chảy máu răng và đôi khi cứng hàm nên bệnh nhân không mở miệng to được.

2.3 Xương và hàm răng bị huỷ hoại

Răng khôn mọc lệch có thể đâm sang chân răng bên cạnh, khiến cho răng đó bị lung lay tiêu xương, thậm chí phải nhổ đi. Người bệnh lúc này thường bị những cơn đau âm ỉ kéo dài và cảm thấy rất khó chịu.

Ở những người còn bị nhiễm trùng lây lan sang cả khu vực vùng mang tai, mắt, cổ, má….có thể có nguy cơ tử vọng.

3. Có nên nhổ răng số 8 không?

Mọc răng số 8 có phải nhổ hay không là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế, việc nhổ răng số 8 phụ thuộc vào việc nó có gây nên những bệnh lý hay phiền toái cho bệnh nhân không.

Trên thực tế, việc nhổ răng số 8 phụ thuộc vào việc nó có gây nên những bệnh lý hay phiền toái cho bệnh nhân không.

Trên thực tế, không phải lúc nào mọc răng số 8 cũng cần nhổ

3.1 Trường hợp phải nhổ răng số 8

– Răng số 8 gây đau đớn, nhiễm trùng tái phát, u nang hay ảnh hưởng đến những răng xung quanh.

– Giữa răng khôn và những răng bên cạnh có khe giắt, điều này sẽ khiến thức ăn dễ bị tích tụ lại và gây viêm nhiễm.

– Răng số 8 mọc nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khi phát triển sẽ trồi ra khiến nướu bị lở loét và thức ăn nhồi nhét bên trong.

– Răng số 8 có hiện tượng sâu hoặc xung quanh có hiện tượng viêm lợi (lợi sưng đỏ, chảy máu).

– Bệnh nhân có ý định chỉnh hình thẩm mỹ răng hay làm răng giả.

– Việc mọc răng số 8 có liên quan đến bệnh lý toàn thân.

3.2 Trường hợp không cần nhổ răng số 8

– Răng mọc thẳng như những răng bình thường, không gây nên biến chứng gì.

– Bệnh nhân mắc các bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt được như tiểu đường, rối loạn đông máu….

– Răng số 8 có liên quan đến cấu trúc giải phẫu quan trọng của dây thần kinh, xoang hàm…mà không thể thực hiện phẫu thuật chuyên biệt.

4. Các phương pháp nhổ răng số 8

Hiện nay, có hai phương pháp nhổ răng số 8 là nhổ bằng phương pháp truyền thống và nhổ bằng phương pháp siêu âm Piezotome.

4.1 Phương pháp truyền thống

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cần dùng đến dao rạch, kìm và bẩy để xử lý và đưa răng số 8 ra ngoài. Xử lý bằng phương pháp truyền thống, khách hàng phải há miệng khá lâu, có thể gây chảy máu hoặc biến chứng sau khi nhổ.

4.2 Phương pháp sóng siêu âm Piezotome

Bác sĩ sẽ sử dụng các mũi khoan với kích thước nhỏ chỉ từ 0.2 - 0.5mm, rung theo nguyên lý của sóng siêu âm 28 - 36 Khz tác động trực tiếp lên phần mô cứng vùng nhổ răng

Mũi khoan có kích thích siêu nhỏ, bóc tách mô và nướu nhẹ nhàng, không tác động vào dây thần kinh

Ở thời điểm hiện tại, đây là phương pháp tân tiến nhất được áp dụng ở những cơ sở nha khoa lớn uy tín. Bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan với kích thước nhỏ chỉ từ 0.2 – 0.5mm, rung theo nguyên lý của sóng siêu âm 28 – 36 Khz tác động trực tiếp lên phần mô cứng vùng nhổ răng để làm đứt dây chằng ở phần chân răng và tách phần nướu khỏi chân răng. Sau đó, răng khôn được gắp ra khỏi hàm, sóng siêu âm ngay lập tức khoá mạch máu và hạn chế sưng viêm.

Phương pháp này được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn với những điểm nổi bật như:

– Không gây đau nhức do sóng siêu âm tác động, bóc tách mô, nướu nhẹ nhàng

– Nhổ răng an toàn vì không tác động vào dây thần kinh, định hình chính xác cấu trúc xương hàm

– Diễn ra nhanh hơn phương pháp truyền thống, thường xử lý chỉ trong vòng 5 phút, không gây đau đớn hay khó chịu.

– Vết thương nhanh lành, bệnh nhân sớm hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường.

– Giảm căng thẳng cho bệnh nhân vì đầu cắt siêu âm tạo ra ít tiếng ồn, ít tổn thương

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc “Răng số 8 là ở đâu?”. Nếu thấy có dấu hiệu răng số 8 cần phải nhổ, hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để các nha sĩ chuyên môn cao xử lý hiệu quả cho bạn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital