Hoạt động khám sức khỏe định cho nhân viên công ty là việc làm quan trọng được nhà nước bảo vệ và khuyến khích, có ghi rõ trong quy định khám sức khỏe định kỳ trong doanh nghiệp theo thông tư, nghị định của pháp luật.
Menu xem nhanh:
1. Thông tư mới quy định khám sức khỏe định kỳ trong doanh nghiệp
Khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp là việc làm được Nhà nước khuyến khích, giúp bảo vệ quyền lợi cho người lao động và để công ty thể hiện sự quan tâm của mình đối với nhân viên.
1.1. Ai là người quy định khám sức khỏe định kỳ trong doanh nghiệp?
Doanh nghiệp, hay còn gọi là chủ sở hữu lao động, là người chịu trách nhiệm về mặt pháp lý quyết định thực hiện tuân thủ theo pháp luật nhà nước, thuộc Thông tư 14/TT-BYT. Thông thường hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên sẽ do chính Phòng ban Hành chính nhân sự của quý công ty tổ chức.
Đầu tiên, Phòng Hành chính sẽ cử đại diện chọn ra đơn vị y tế để khám sức khỏe cho lao động công ty. Họ sẽ dựa trên đặc thù, tính chất nghề nghiệp của công ty mình để lựa chọn danh mục khám sao cho phù hợp. Tiếp đến ban Hành chính sẽ đặt ngày lấy mẫu xét nghiệm và ngày khám lâm sàng.
1.2. Luật quy định khám sức khỏe định kỳ trong doanh nghiệp như thế nào?
Việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên không chỉ mang lại lợi ích cho nhân viên mà cho cả doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp người lao động phòng ngừa rủi ro mắc các bệnh nghề nghiệp, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm, từ đó hỗ trợ điều trị kịp thời. Doanh nghiệp cũng dựa vào kết quả thăm khám để sắp xếp công việc sao cho phù hợp với sức khỏe của từng nhân viên, nâng cao năng suất làm việc, tối ưu hóa nhân sự.
Theo Điều 152 của Luật Lao động và Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định:
– Hàng năm, doanh nghiệp, hoặc chủ lao động phải có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ thường xuyên cho người lao động, người tập nghề, người học nghề; riêng lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản; người làm việc công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động khuyết tật, người cao tuổi phải được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
– Người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao cần phải được thăm khám bệnh nghề nghiệp. Trường hợp lao động bị tai nạn nghề nghiệp hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, doanh nghiệp cần sắp xếp công việc phù hợp với thể trạng sức khỏe.
Nếu doanh nghiệp nào hoặc chủ sở hữu lao động nào không thực hiện đúng theo luật quy định sẽ phải bị xử phạt hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP, trong đó Khoản 2 Điều 21 nêu rõ:
– Phạt 1.000.000đ – 3.000.000đ khi vi phạm đối với mỗi người lao động, <75.000.000đ đối với người sử dụng lao động, doanh nghiệp khi vi phạm không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho lao động.
2. Thủ tục khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp
Theo Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn về thăm khám sức khỏe có quy định về thủ tục của khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Hoàn tất đăng ký
Đại diện doanh nghiệp sẽ đăng ký gói khám sức khỏe cho công ty dựa trên đặc thù ngành nghề, sau đó hẹn ngày khám để đơn vị y tế sắp xếp. Người lao động khi đến khám sẽ khai báo thông tin cá nhân tại quầy lễ tân và nhận hồ sơ khám của mình.
Bước 2: Lấy mẫu xét nghiệm
Thông thường, hoạt động tổ chức khám sức khỏe sẽ được phân ra làm 2 ngày chính, đó là xét nghiệm máu và khám lâm sàng, trong đó lấy máu xét nghiệm sẽ được tiến hành trước. Bước khám này khá đơn giản và không yêu cầu cao. Tuy nhiên người lao động nên chú ý một số điều sau để xét nghiệm diễn ra thuận lợi:
– Nhịn ăn sáng và không ăn gì trước 8 – 12 tiếng
– Không uống các chất kích thích như rượu bia, cà phê hay nước ngọt có gas trước lấy máu
Bước 3: Khám lâm sàng
– Khám thể lực: đo cân nặng, chiều cao, huyết áp
– Khám mắt: kiểm tra thị lực, các bệnh về mắt
– Khám tai – mũi – họng: Kiểm tra thính lực và các bệnh về tai – mũi – họng
– Khám răng – hàm – mặt: kiểm tra răng lợi và các bệnh lý liên quan
– Khám da liễu: kiểm tra các bệnh về da
– Khám nội: khám tuần hoàn, cơ xương, thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết
Bước 4: Khám cận lâm sàng: chẩn đoán hình ảnh
– Chụp X-quang ngực thẳng: kiểm tra phổi, ngực
– Siêu âm: kiểm tra ổ bụng và tuyến giáp
– Nội soi: dạ dày, đại tràng
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bổ sung các hạng mục tùy theo đặc thù ngành nghề công việc để khám bệnh nghề nghiệp. Sau khi hoàn thành quy trình khám sức khỏe, doanh nghiệp phải tiến hành lập và lưu giữ hồ sơ sức khỏe người lao động. Lưu ý doanh nghiệp phải báo cáo hàng năm về việc quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Nhà nước.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về quy định khám sức khỏe định kỳ trong doanh nghiệp theo thông tư nhà nước để đảm bảo công ty luôn tuân thủ đúng quy trình.