Tán sỏi laser được đánh giá là phương pháp cách mạng trong điều trị sỏi đường tiết niệu. Bằng việc sử dụng tia laser, thủ thuật này giúp làm sạch sỏi ở niệu quản, thận, bàng quang,…Vậy đối tượng nào có thể điều trị bằng phương pháp này? Các ưu nhược điểm tán sỏi bằng laser ra sao? Hãy cùng tìm hiểu.
Menu xem nhanh:
1. Tán sỏi bằng laser là gì?
Tán sỏi laser là phương pháp sử dụng tia laser để làm vỡ sỏi thành các viên nhỏ để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể. Phương pháp này được các chuyên gia đánh giá là kỹ thuật vô cùng tiên tiến đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ sỏi tái phát. Tán sỏi bằng laser dần dần được lựa chọn thay thế phương pháp mổ mở.
Tán sỏi bằng laser được áp dụng cho sỏi có kích thước và ở vị trí khác nhau. Phương pháp này không để lại sẹo nhờ việc đưa ống soi vào niệu quản.
2. Đối tượng nào nên thực hiện nội soi ngược dòng tán sỏi laser?
Ai có thể mổ sỏi thận bằng laser là thắc mắc của không ít người. Dưới đây là một số các trường hợp được chỉ định và không nên áp dụng phương pháp này.
2.1 Đối tượng được chỉ định tán sỏi laser
– Sỏi đài bể thận nhỏ hơn 3cm dạng nhiều viên hoặc đơn thuần
– Người bị sỏi niệu quản di chuyển trong thận sau khi tán sỏi nội soi bằng ống bán cứng hoặc ống cứng
– Bệnh nhân có sỏi niệu quản trên di chuyển vào thận trong phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi
– Áp dụng ống soi mềm phối hợp trong trường hợp tán sỏi qua da khó tiếp cận hoặc mở bể thận kết hợp ống nội soi mềm để làm sạch sỏi.
2.2 Đối tượng không được chỉ định
Tán sỏi bằng laser là phương pháp điều trị hiệu quả tuy nhiên vẫn có một số trường hợp không thể áp dụng thủ thuật này.
– Người bị hẹp niệu quản, dị dạng thận nên không đặt được ống nội soi
– Sỏi đài bể thận > 3cm
– Sỏi đài có chỉ số IW < 5 mm, IL > 3 cm, góc LIP < 30 độ
– Các đối tượng chống chỉ định gây mê hồi sức
– Bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thận gặp vấn đề
3. Quy trình thực hiện tán sỏi bằng laser
Nhiều người vẫn còn thắc mắc về quy trình thực hiện tán sỏi laser. Sau đây là các bước thực hiện cơ bản khi điều trị.
Bước 1: Bác sĩ khám và kiểm tra lâm sàng tình trạng của bệnh nhân. Dựa vào các kết quả chẩn đoán giúp xác định kích thước, vị trí sỏi. Đồng thời bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng đài bể thận, niệu quản, chức năng thận.
Bước 2: Bệnh nhân vào phòng mổ vô khuẩn 1 chiều khép kín và thực hiện gây mê tủy sống
Bước 3: Thực hiện tán sỏi bằng laser với ống mềm. Thao tác sẽ kéo dài trong khoảng một tiếng với hệ thống chẩn đoán hình ảnh, máy tán laser
Bước 4: Hoàn thành quá trình tán sỏi, bệnh nhân được di chuyển về phòng điều trị
4. Các ưu nhược điểm của phương pháp tán sỏi laser
Bất cứ phương pháp nào, dù hiệu quả đến đâu cũng sẽ vẫn tồn tại những ưu, nhược điểm song song.
4.1. Ưu điểm
Điều trị không cần mổ bằng cách đưa dụng cụ qua niệu đạo vào cơ thể. Quá trình điều trị bằng nội soi không gây đau đớn, không để lại sẹo
– Các loại sỏi bàng quang rắn hoặc to đều có thể áp dụng phương pháp này
– Phương pháp này ít xảy ra biến chứng sau điều trị. Phương pháp này được đánh giá chung là khá an toàn đối với các bộ phận thuộc hệ tiết niệu
– Thời gian thực hiện thủ thuật nhanh chóng, chỉ diễn ra trong khoảng 30p tới 1 tiếng
– Người bệnh phục hồi nhanh. Sau khi nội soi 3-6 tiếng, bệnh nhân có thể ăn nhẹ và xuất viện sau 1 ngày.
4.2. Các nhược điểm của tán sỏi laser
– Mặc dù được khuyến cáo có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp sỏi tuy nhiên đối với các bệnh nhân hẹp niệu đạo thì không thể sử dụng cách này
– Các loại sỏi có kích thước quá lớn, thời gian tán sỏi quá lâu thì cần can thiệp mổ mở
– Xảy ra biến chứng: Ống nội soi đặt lệch gây tổn thương niệu quản
– Bác sĩ điều trị cần là người giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao
5. Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser có gây biến chứng?
Phương pháp tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser có thể tán nhiều loại sỏi, sỏi kích thước lớn. Thời gian thực hiện nhanh chóng. Bệnh nhân phục hồi nhanh do ít làm tổn thương đường tiết niệu. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi một số rủi ro khi thực hiện nội soi. Người bệnh có thể bị thủng niệu quản do đốt laser nhầm vị trí hoặc bị lan. Một số trường hợp không thể đặt ống nội soi tiếp cận chính xác vị trí có sỏi. Người điều trị có thể bị sốt hoặc tiểu ra máu sau nội soi tuy nhiên trường hợp này xảy ra khá thấp.
6.Phòng ngừa sỏi tái phát
Sau khi thực hiện nội soi tán sỏi laser, bệnh nhân sẽ được kiểm tra lại nhằm xác định không còn sót sỏi trong hệ tiết niệu. Khoảng 1 tới 2 ngày khi tình trạng bệnh nhân ổn định sẽ được xuất viện. Khi về nhà bệnh nhân vẫn cần thực hiện theo các chỉ định của bác sĩ bởi sỏi rất dễ tái phát. Việc có bị sỏi trở lại hay không phụ thuộc nhiều vào ý thức giữ gìn và phòng tránh của mỗi người. Các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra một số lưu ý giúp phòng tránh bệnh.
– Uống thật nhiều nước. Mỗi người trung bình cần 1,5 tới 2,5 lít nước mỗi ngày. Nước giúp cơ thể trao đổi chất, tiêu hóa tốt, làm trôi các chất cặn ra khỏi cơ thể.
– Nên đi tiểu ngay khi buồn, tuyệt đối không được nhịn tiểu
– Tránh ăn các đồ chiên rán, thức ăn nhiều đạm, đồ quá mặn, thực phẩm chứa oxalat. Các loại thực phẩm này sẽ dễ gây lắng cặn và tạo sỏi
– Nên ăn nhiều rau quả tươi sạch, nước ép tự nhiên. Tuy nhiên cũng có một số loại rau cần hạn chế ăn như: Rau cải bó xôi,…
– Tránh xa các loại chất kích thích, đồ uống có gas, đồ uống có cồn
– Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể qua các thực phẩm từ tự nhiên sẽ tốt hơn thực phẩm chức năng
– Nên điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt, ăn ngủ nghỉ đúng giờ, tránh thức khuya
– Hạn chế stress, lo lắng, làm việc quá sức
– Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để kích thích quá trình trao đổi chất của cơ thể
Tán sỏi laser là tiến bộ vượt bậc trong điều trị sỏi tiết niệu. Với những ưu điểm của phương pháp này mang lại giúp người bệnh trị sỏi hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí và ít gây tâm lý sợ hãi cho người bệnh.