Phương pháp giúp người bệnh diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Vi khuẩn Hp là tác nhân chính gây đau và viêm loét dạ dày – tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày hết sức nguy hiểm. Vậy làm cách nào để diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày, những lưu ý khi người bệnh điều trị vi khuẩn Hp là gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để cùng tìm câu trả lời nhé!

1. Vi khuẩn Hp là gì? vì sao cần diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày?

1.1. Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp có tên khoa học là Helicobacter Pylori. Đây là loại vi khuẩn hiếm hoi có khả năng sinh sống và phát triển trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt – dịch vị dạ dày, vi khuẩn Hp tiết ra Enzyme Urease giúp chúng trung hòa với nồng độ acid trong dạ dày.

Vi khuẩn Hp phát triển trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày và sản sinh ra Enzyme Catalase và ngoại độc tố. Chất này phá hủy thành niêm mạc dạ dày – tá tràng, gây tổn thương và viêm nhiễm mãn tính.

Theo thống kế, có tới gần 80% dân số Việt Nam Test Hp dương tính. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, người nhiễm vi khuẩn Hp không có dấu hiệu và triệu chứng nhận biết. Điều này gây khó khăn trong việc điều trị và làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho người thân, bạn bè.

1.2. Vì sao cần phải diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng nhiễm Hp thường không có biểu hiện rõ ràng. Sau khi tiến triển nặng, vi khuẩn Hp có thể biến chứng và gây ra một số bệnh nguy hiểm như:

– Viêm, loét dạ dày – tá tràng: Có đến trên 90% người bệnh bị viêm, loét đại tràng, trên 70% người bệnh bị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn Hp. Sau khi xâm nhập, vi khuẩn Hp có thể phá hủy lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Đồng thời kích thích ổ viêm phát triển gây viêm, loét dạ dày – tá tràng.

– Xuất huyết dạ dày: Tình trạng viêm, loét dạ dày nặng, các ổ viêm có thể bị xuất huyết gây chảy máu, xuất huyết dạ dày. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gần đến nguy cơ thủng dạ dày rất nguy hiểm.

– Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất do vi khuẩn Hp gây ra. Theo thống kê, có khoảng 1-2% trường hợp Test Hp dương tính tiến triển thành ung thư dạ dày.

– Các biến chứng khác: Trào ngược dạ dày, hẹp môn vị, tắc ruột, viêm tụy cấp,…

Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn tác động trực tiếp đến hoạt động ăn uống và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu dưỡng chất, suy nhược và sụt cân nghiêm trọng. Các cơn đau còn ảnh hưởng đến chất năng suất lao động và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý dạ dày, tá tràng

Vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý dạ dày, tá tràng

2. Khi nào cần diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày?

Mặc dù có khoảng trên 70% dân số Việt Nam Test Hp dương tính, nhưng chỉ có khoảng 10-20 trường hợp bệnh bị loét dạ dày – tá tràng và 1-2% xuất hiện ung thư dạ dày. Vì vậy, không phải tất các trường hợp Test Hp dường tính đều phải diệt.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, những trường hợp cần điều trị diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày:

– Người đang bị viêm, loét dạ dày – tá tràng hoặc có tiền sử viêm loét dạ dày – tá tràng.

– Người mắc chứng khó tiêu chức năng: ăn nhanh no, đầy bụng sau ăn, nóng rát vùng thượng vị, đau vùng thượng vị,…

– Người bị thiếu sắt, thiếu máu hoặc thiếu vitamin B12 không rõ căn nguyên.

– Người bị xuất huyết giảm tiểu cầu không tìm được nguyên nhân.

– Người bị ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật hoặc người bị ung thư dạ dày sớm được cắt hớt hoặc cắt tắc niêm mạc qua nội soi.

– Người có khối u dạ dày: adenoma,  polyp tăng sản hoặc đã cắt hớt niêm mạc…

– Người bị viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày.

– Người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày: khai thác quặng, than,…

– Người có bố, mẹ hoặc có anh chị em ruột bị ung thư dạ dày.

– Người bệnh có nguyện vọng điều trị Hp.

Không phải tất các các trường hợp bệnh đều phải diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày

Không phải tất các các trường hợp bệnh đều phải diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày

3. Cách diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày

Trong trường hợp Test Hp dương tính nhưng không gây triệu chứng, người bệnh có thể chung sống hòa bình với chúng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi nhiễm khuẩn Hp gây đau – viêm – loét, người bệnh cần diệt vi khuẩn Hp để chữa lành niêm mạc dạ dày – tá tràng và ngăn nguy cơ tái phát bệnh.

3.1. Thuốc Tây y diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày

Thuốc Tây y thường là phương án lựa chọn đầu tiên của người bệnh vì hiệu quả tác động nhanh, giúp thuyên giảm triệu chứng một các tức thời. Căn cứ vào kết quả Test Hp, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị nội khoa phù hợp với từng trường hợp bệnh.

Thông thường, nhiễm khuẩn Hp thường được điều trị bằng cách kết hợp 2-3 loại thuốc cùng lúc để tối ưu kết quả cuối cùng. Một số loại thuốc thường được chỉ định để ngăn chặn sự phát triển và diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày hiệu quả là:

– Thuốc kháng sinh: đóng vai trò chủ đạo trong việc diệt vi khuẩn Hp. Thuốc có tác dụng ức chế sự sản sinh và phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày.

– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: thường kết hợp với thuốc kháng sinh để vừa có thể đối phó với vi khuẩn Hp, vừa giúp đảm bảo lớp niêm mạc dạ dày không chịu ảnh hưởng bởi thuốc đặc trị.

– Thuốc giảm tiết và trung hòa acid: giúp hạn chế sự tác động của dịch vị dạ dày đến những tổn thương tại đây để niêm mạc dạ dày có thời gian lành lại.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y diệt Hp:

– Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, đặc biệt là về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc và làm bệnh trở nên nghiêm trọng, khó điều trị hơn.

– Trong trường hợp xuất hiện các tác dụng phụ, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời. Tránh tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe như tăng tiết acid gây trào ngược dạ dày, viêm đại tràng  nguy cơ loãng xương,…

– Thời gian điều trị kéo dài từ 1-2 tuần để tiêu diệt vi khuẩn Hp và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm trong tương lai.

– Sau điều trị, người bệnh cần kiểm tra theo dõi để đảm bảo vi khuẩn Hp đã được tiêu diệt hoàn toàn.

Thuốc Tây y giúp diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày

Thuốc Tây y giúp diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày

3.2. Thực phẩm diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày

Một số loại thực phẩm có chứa các thành phần có khả năng chống lại vi khuẩn Hp, làm giảm khả năng hoạt động và tiêu diệt chúng. Vì vậy, người bệnh nên tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm dưới đây trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn Hp:

Rau xanh, củ, quả:

Các loại rau xanh,củ, quả (bông cải xanh, ớt chuông, bắp cải, cải bó xôi, táo, quả mâm xôi, dâu tây, …)  chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa,… rất tốt cho cơ thể. Từ đó giúp bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự tác động của vi khuẩn và các phản ứng viêm, nhiễm trùng.  Đặc biệt, trong bông cải xanh có chứa hợp chất sulforaphane có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm này trong khẩu phần ăn sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị, giảm triệu chứng bệnh cũng như ngăn ngừa ung thư dạ dày tiến triển.

Sữa chua và các chế phẩm từ sữa giàu men vi sinh:

Sữa chua và các sản phẩm lên men từ sữa có chứa nhiều các lợi khuẩn vô cùng tốt cho dạ dày. Men vi sinh giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng bệnh lý dạ dày.

Dược phẩm thiên nhiên:

Các loại dược phẩm thiên nhiên như nghệ, tỏi, mật ong, gừng, dầu olive và các loại dầu thực vật khác, cam thảo,…có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh lý viêm dạ dày. Chúng có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh bà ngăn ngừa hoạt động của vi khuẩn Hp.

Đặc biệt, trong dầu olive có chứa các acid béo giúp điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn Hp gây ra. Người bệnh có thể bổ sung thực phẩm này hàng ngày trong giai đoạn đang điều trị hoặc ngăn ngừa tái phát sau điều trị.

Bên cạnh nhóm thực phẩm được khuyến khích, người bệnh cần lưu ý hạn chế các loại như cafe, socola, rượu bia, thực  phẩm cay nóng, trái cây có tính acid mạnh…. Những thực phẩm này có thể gây co thắt thực quản dưới khiến người bệnh dễ gặp phải triệu chứng trào ngược dạ dày. Từ đó làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm loét và ung thư dạ dày. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, xây dựng thói quen ăn uống và lối sống khoa học để sớm nhận được hiệu quả điều trị như mong đợi.

 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital