Phụ nữ mang thai cần lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa bệnh viêm gan B

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêm vắc xin ngừa viêm gan B khi mang thai là một trong những mũi tiêm quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và em bé. Hãy cùng phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI tìm hiểu về các thông tin quan trọng về vắc xin này để sẵn sàng cho thai kỳ khỏe mạnh nhé!

1. Mục đích của việc tiêm vacxin viêm gan B khi mang thai

Theo thông tin từ tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B ở phụ nữ mang thai lên tới 10-16%. Đây là căn bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng và phổ biến trên khắp thế giới, dẫn tới nhiều nguy cơ như:

– Nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con: Nếu không có biện pháp phòng ngừa, nguy cơ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con là rất cao..

tiêm vắc xin ngừa viêm gan b được khuyến cáo tiêm vào thời điểm trước khi mang thai

Trẻ bị nhiễm viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ mắc viêm gan mãn tính, xơ gan lúc trưởng thành.

– Em bé có thể mắc phải virus từ mẹ khi tiếp xúc với máu và chất lỏng nhiễm viêm gan B trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

– Việc tăng tỷ lệ phá thai, thai lưu, hoặc các vấn đề dị tật bẩm sinh không liên quan tới việc mắc viêm gan B trong thai kỳ. Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy rằng tình trạng sinh non có thể gia tăng nếu phát hiện viêm gan B ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Vắc xin ngừa viêm gan B vẫn được khuyến cáo cho phụ nữ trước khi mang thai để cơ thể có đủ thời gian phát triển kháng thể phòng bệnh cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà phụ nữ không thể tiêm đủ 3 mũi hoặc chưa được chủng ngừa viêm gan B trước khi mang thai, vẫn có thể tiêm phòng khi đang mang thai.

2. Phác đồ tiêm vắc xin viêm gan B khi mang thai

Việc khám sàng lọc viêm gan B khi đến khám thai cho mẹ bầu đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo sự chăm sóc tốt trước khi sinh. Theo đó, mẹ bầu có nguy cơ cao lây nhiễm viêm gan B và đã xét nghiệm âm tính với virus viêm gan B nên tiến hành tiêm vắc xin phòng ngừa.

Chương trình tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B cho phụ nữ mang thai bao gồm 3 mũi tiêm:

– Mũi đầu tiên được tiêm tại thời điểm bác sĩ chỉ định

– Mũi thứ hai: Tiêm sau 01 tháng kể từ mũi đầu tiên

– Mũi thứ ba: Tiêm sau 06 tháng kể từ mũi đầu tiên.

Chị em phụ nữ cần thực hiện tiêm đầy đủ 3 mũi theo đúng phác đồ để đảm bảo vắc xin được phát huy tối đa hiệu quả. Đồng thời nên tiêm nhắc lại 1 mũi sau 5-10 năm tính từ đợt tiêm trước đó

3. Các câu hỏi thường gặp về tiêm vắc xin viêm gan B khi mang thai

3.1 Cần lưu ý gì sau khi tiêm vắc xin viêm gan B?

Việc tiêm vắc xin là một điều cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa khi tiến hành tiêm, hãy tuân theo những hướng dẫn dưới đây:

– Kiểm tra tình trạng sức khoẻ: Việc kiểm tra tình trạng sức khoẻ là bước cần thiết, vì vắc xin chỉ có hiệu quả đối với những người không mang virus viêm gan B.

– Ở lại cơ sở y tế sau khi tiêm: Sau khi tiêm phòng, nên ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi các phản ứng của cơ thể đối với vắc xin. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần xử lý kịp thời và hiệu quả.

tiêm vắc xin ngừa viêm gan b cần khám sàng lọc virus viêm gan B

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B

– Thông báo tiền sử bệnh lý: Nếu bạn có tiền sử bệnh xơ gan, xương khớp hoặc một số bệnh khác, hãy thông báo cho bác sĩ để được tư vấn về việc tiêm vắc xin.

Trong trường hợp mẹ nhiễm viêm gan B ở các giai đoạn khác nhau, liều lượng tiêm cho trẻ sau khi sinh có thể khác nhau, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

3.2 Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin ngừa bệnh viêm gan B?

Dựa trên nghiên cứu, vắc xin phòng viêm gan B là loại vắc xin bất hoạt đã được xác minh là một trong những loại vắc xin có độ an toàn cao, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của bà bầu.

Các tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin viêm gan B có thể bao gồm cảm giác đau nhức, sưng và đỏ ở vị trí tiêm. Nên lưu ý rằng vắc xin này có thể không được khuyến nghị cho những người có tiền sử dị ứng với nấm men hoặc có lịch sử phản ứng tiêu cực đối với vắc xin.

3.3 Có thể tiêm vắc xin ngừa bệnh viêm gan B ở đâu?

Ở Việt Nam, việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B có thể được thực hiện tại các địa điểm như: trạm y tế phường/ xã, trung tâm y tế dự phòng, các bệnh viện và các cơ sở tiêm chủng như phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI.

tiêm vắc xin phòng viêm gan b ở những cơ sở y tế uy tín

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ tin cậy của khách hàng khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI có đầy đủ chức năng khám chữa bệnh và cấp cứu, sẽ đảm bảo an toàn hơn so với việc tiêm chủng tại các phòng tiêm độc lập.

– Chúng tôi luôn cung cấp đủ vắc xin theo đúng thời gian và đúng chủng loại để bảo vệ sức khỏe của từng đối tượng.

– Đối với tất cả các dịch vụ tiêm bao gồm cả tiêm lẻ và tiêm gói đều được miễn phí khám trước tiêm.

– Tự động nhắc lịch tiêm, lưu trữ và tra cứu dễ dàng thông qua cổng thông tin Hệ thống tiêm chủng quốc gia và phần mềm Smed của tiêm chủng quốc gia.

– Được khám và tư vấn tiêm chủng bởi bội ngũ bác sĩ giỏi đầu ngành giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

– Cung cấp gói vắc xin với giá cơ bản và không nâng bán giá giữ thuốc cho khách hàng

– Phòng tiêm rộng rãi với các khu vực như: phòng khám tổng quát, phòng tiêm, phòng chờ tiêm và khu vui chơi cho trẻ em để mang lại trải nghiệm thoải mái và an toàn cho tất cả khách hàng.

– Hệ thống tủ chuyên dụng để bảo quản vắc xin, đảm bảo chất lượng luôn đạt tiêu chuẩn.

Hy vọng với những lưu ý tiêm vắc xin ngừa viêm gan B khi mang thai trên đây hữu ích với bạn. Liên hệ ngay phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm hoặc cần được hỗ trợ các thông tin liên quan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital