Xét nghiệm Double test và Triple test là hai dịch vụ xét nghiệm quan trọng, phổ biến được nhiều thai phụ lựa chọn để sàng lọc dị tật thai nhi phổ biến nhất hiện nay. Vậy hai dịch vụ này khác nhau như thế nào, những đối tượng nào nên thực hiện. Nếu mẹ bầu đang băn khoăn với câu hỏi trên, đừng bỏ qua những thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu chung về dịch vụ xét nghiệmTriple test và Double test?
1.1 Những đối tượng nào nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc Double test và Triple test?
Đây là hai xét nghiệm quan trọng được khuyên thực hiện đối với tất cả các thai phụ, nhưng đặc biệt cần thiết với các đối tượng sau đây:
– Thai phụ cao tuổi (Ngoài 35 tuổi).
– Thai phụ có tiền sử thai lưu, từng sảy thai mà không tìm ra được nguyên nhân.
– Người đã từng sinh con, mang thai có dị tật.
– Người trong gia đình của thai phụ có người sinh con từng bị dị tật.
– Phụ nữ có thói quen hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích: bia, rượu…
– Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, nhiễm virus trong thai kỳ.
– Người có biểu hiện, kết quả siêu âm nghi ngờ có dấu hiệu bất thường.
1.2 Một số thuật ngữ thai phụ cần lưu ý khi xét nghiệm?
Trước khi phân biệt được hai xét nghiệm này thì thai phụ cần lưu ý đến một số thuật ngữ như sau:
– Trẻ mắc hội chứng Down: Đây là bệnh được sinh ra do thừa NST số 21. Trẻ mắc hội chứng Down sẽ bị chậm phát triển, dị tật tim và hệ tiêu hóa.
– Trẻ mắc hội chứng Trisomy 18: Hội chứng này còn được biết đến với tên gọi khác là hội chứng Edward, tam nhiễm sắc thể 18. Đây là kết quả của sự dư thừa NST 18, chủ yếu gặp ở bé trai. Khi mắc hội chứng Trisomy 18, trẻ có nguy cơ bị dị tật tương đối nghiêm trọng, số đông sẽ tử vong trong bào thai hoặc ngay sau khi sinh. Khi mắc hội chứng này, trẻ khi sinh ra có trọng lượng thấp, đầu và hàm nhỏ, tim dị dạng.
– Trẻ bị hội chứng Trisomy 13: Đây là tên gọi khác của hội chứng Patau và xảy ra khi có sự dư thừa NST 13. Trẻ sinh ra có thể chậm phát triển về tâm thần, dị tật ngón tay, ngón chân dư thừa, đầu nhỏ, tim, thành bụng bất thường. Số đông thai nhi mắc hội chứng này đều tử vong trước, trong hoặc sau khi sinh.
2. Cách phân biệt hai xét nghiệmTriple test và Double test?
2.1 Điểm giống nhau của hai xét nghiệm này là gì?
– Cả hai xét nghiệm này đều chung mục đích xét nghiệm: Mục đích nhằm sàng lọc nguy cơ gây ra dị tật thai nhi di truyền với các hội chứng Down. Tuy nhiên, cả hai xét nghiệm này đều không mang tính khẳng định mà chỉ nhằm phát hiện ra các bất thường về mặt di truyền, phản ảnh nguy cơ cao hay thấp đối với các dị tật. Do đó, nếu kết quả cho thấy có nguy cơ cao thì không đồng nghĩa với việc thai phụ chắc chắn sẽ bị dị tật thai nhi và ngược lại, nguy cơ thấp cũng không thể khẳng định là bình thường. Nếu kết quả của cả 2 xét nghiệm này đều cho thấy nguy cơ cao thì bác sĩ sẽ khuyến cáo thai phụ thực hiện xét nghiệm chọc ối để cho kết quả chính xác cao nhất.
– Đối tượng thực hiện xét nghiệm: Đối tượng được khuyến cáo thực hiện cả hai xét nghiệm trên đều được nói đến như ở trên.
– Độ chính xác của 2 xét nghiệm: Cả hai xét nghiệm trên đều cho kết quả chính xác lên đến 90%. Tuy nhiên, cũng như các xét nghiệm khác, nó vẫn có những sai số nhất định chứ không thể kết luận mang tính tuyệt đối.
2.2 Điểm khác nhau của xét nghiệm Double test và Triple test
Để phân biệt được xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double test và Triple test khác nhau thế nào, thai phụ cần lưu ý các điểm dưới đây:
– Thời điểm thực hiện của hai xét nghiệm:
+ Xét nghiệm Double test là khi thai nhi khoảng từ 11 đến 13 tuần.
+ Xét nghiệm Triple test: Thực hiện khi thai nhi ở khoảng từ tuần 15 đến tuần 22 nhưng để có kết quả chính xác thì nên thực hiện ở khoảng từ tuần 16 đến tuần 18.
– Khả năng tầm soát, phát hiện dị tật:
+ Xét nghiệm Double test: Ngoài phát hiện hội chứng Down, xét nghiệm này còn cho phép phát hiện thêm hội chứng Trisomy 13.
+ Xét nghiệm Triple test: Nhằm giúp tìm ra nguy cơ bị dị tật ống thần kinh.
– Khác nhau ở bộ chất làm xét nghiệm
+ Xét nghiệm Double test sử dụng nồng độ 2 chất trong máu của mẹ được thai nhi tiết ra là PAPP-A (PAA); β-hCG tự do (FBC).
+ Xét nghiệm Triple test thì sử dụng nồng độ 3 chất do thai nhi tiết ra trong máu mẹ có tên là: AFP (Alpha-fetoprotein); uE3 (Unconjugated estriol); β hCG (Beta human Chorionic Gonadotropin).
Đối với thai phụ, cả hai xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test và Triple test đều là những xét nghiệm quan trọng nếu muốn tìm ra nguy cơ gây dị tật thai nhi. Do đó, chúng sẽ có sự khác nhau về vai trò của xét nghiệm cũng như thời điểm thực hiện để cho kết quả chính xác, do đó nếu có điều kiện, thai phụ hãy cố gắng thực hiện cả hai xét nghiệm này.
Trong điều kiện không đủ điều kiện là cả hai xét nghiệm thì thai phụ nên lựa chọn xét nghiệm Double test bởi đây là xét nghiệm cho kết quả chính xác, giúp xác định nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down cao hơn và dị tật ống thần kinh thì có thể được phát hiện qua hình thức siêu âm.
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế thực hiện phương pháp sàng lọc trước sinh bằng xét nghiệm sàng lọc Double test và Triple test. Tuy nhiên, chị em nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có chất lượng cao, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để cho kết quả xét nghiệm chính xác. Bên cạnh đó, thai phụ còn được tư vấn phù hợp, chăm sóc thai kỳ nhằm hạn chế những biến chứng và rủi có có thể xảy ra.