Những xét nghiệm dị tật bẩm sinh quan trọng mẹ bầu nên biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Các chuyên gia y tế khuyến cáo tất cả mẹ bầu đều nên thực hiện xét nghiệm dị tật bẩm sinh sớm. Bởi vì điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Các phương pháp sàng lọc trước sinh giúp bác sĩ phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh và có hướng can thiệp kịp thời nếu có bất thường xảy ra trong thai kỳ.

1. Những điều mẹ nên biết về xét nghiệm dị tật bẩm sinh

Các phương pháp sàng lọc trước sinh sớm giúp bác sĩ có thể nhanh chóng phát hiện những bất thường mà thai nhi có thể gặp phải như dị tật tại não bộ, xương, tim, bệnh lý về nhiễm sắc thể,… Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý kịp thời và hợp lý cho mẹ bầu.

Theo các chuyên gia y tế, tất cả phụ nữ mang thai đều nên thực hiện các phương pháp sàng lọc trước sinh sớm, nhất là những mẹ bầu có tiền sử mắc dị tật bẩm sinh hoặc lớn tuổi. Bên cạnh đó, sàng lọc dị tật thai nhi cũng cần phải sớm thực hiện với những trường hợp bên dưới đây:

– Người thân trong gia đình hoặc bố/ mẹ có sự bất thường về gen hoặc mắc các dị tật bẩm sinh.

– Thai phụ có sức khỏe yếu, từng bị sảy thai hoặc chết lưu.

– Thai phụ đã từng sinh ra con bị dị tật bẩm sinh trước đó.

Các bác sĩ khuyến cáo tất cả mẹ bầu đều nên thực hiện xét nghiệm dị tật bẩm sinh

Các bác sĩ khuyến cáo tất cả mẹ bầu đều nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh

2. Những xét nghiệm dị tật bẩm sinh quan trọng mẹ bầu nên thực hiện

2.1. Xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh ở thai nhi Double Test

Double Test là một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh giúp sàng lọc dị tật bẩm sinh sinh sớm dành cho các mẹ bầu, thông qua việc phát hiện bất thường về nhiễm sắc thể có thể xảy ra với em bé trong bụng. Xét nghiệm Double Test sẽ tiến hành phân tích định lượng nồng độ PAPP-A và β-hCG tự do trong mẫu máu của mẹ.

Thông thường, xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test được thực hiện khi phụ nữ mang thai được 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày.

Kết quả phân tích mẫu máu của mẹ cùng với đo độ mờ da gáy và một số yếu tố khác như tuổi mẹ, tuổi thai,… sẽ giúp bác sĩ đánh giá được những bất thường ở nhiễm sắc thể. Từ đó, bác sĩ sẽ phát hiện ra nguy cơ mắc các hội chứng Patau, Down, Edwards ở thai nhi.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Trong một vài trường hợp, xét nghiệm Double Test có thể cho kết quả dương tính giả vì thế thai phụ không nên quá lo lắng. Bởi vì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện thêm xét nghiệm Triple Test để có thể khẳng định chính xác hơn về tình trạng của thai nhi.

Double Test là phương pháp sàng lọc trước sinh được thực hiện khi mẹ bầu mang thai vào 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày

Double Test là phương pháp sàng lọc trước sinh được thực hiện khi mẹ bầu mang thai vào 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày, tốt nhất là trong tuần thai thứ 12

2.2. Xét nghiệm không xâm lấn Triple Test

Triple Test tiến hành phân tích và xác định hàm lượng của 3 chỉ số AFP, hCG và Estriol trong mẫu máu của người mẹ. Từ đó, các bác sĩ sẽ đánh giá và phát hiện nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như Hội chứng Trisomy, Down, dị tật ống thần kinh.

Xét nghiệm Triple Test nên được thực hiện vào tuần thai 15 – 18, để có kết quả chính xác nhất thì thường các mẹ bầu sẽ thực hiện ở tuần 16 thai kỳ. Đây là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn nên vô cùng an toàn với mẹ bầu và thai nhi.

2.3. Xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh ở thai nhi NIPT

Xét nghiệm không xâm lấn NIPT được thực hiện bằng cách phân tích ADN trong máu của mẹ bầu để sàng lọc những bất thường về nhiễm sắc thể mà thai nhi gặp phải. Những bất thường này thường xảy ra ở nhiễm sắc thể 18, 12 và 21.

Vì là xét nghiệm không xâm lấn nên NIPT cực kỳ an toàn với mẹ bầu và thai nhi. Điểm đặc biệt là mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm NIPT để sàng lọc dị tật bẩm sinh sớm từ tuần thai thứ 10.

Bên cạnh đó, với những thai phụ nhận được kết quả dương tính ở xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test hoặc Triple Test, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thực hiện NIPT trước khi quyết định có nên chọc ối hay không.

3. Những cách giúp hạn chế nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cho thai nhi

Để hạn chế nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cho thai nhi, mẹ bầu cần phải lưu ý những vấn đề sau trong suốt thai kỳ:

– Hạn chế tiếp xúc thường xuyên với chất phóng xạ, các chất độc hại,…

– Không nên sinh sống và làm việc tại những môi trường bị ô nhiễm.

– Mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt cả thai kỳ.

– Vận động và tập những bài thể dục, thể thao nhẹ nhàng. Điều này giúp mẹ bầu có sức khỏe ổn định và hạn chế mắc phải những căn bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi như sốt, cảm,…

– Tránh xa những chất kích thích và tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá, bia rượu khi đang mang bầu. Bởi những chất này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển về não bộ của thai nhi.

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền y học hiện đại, những phương pháp xét nghiệm dị tật thai nhi được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng. Điều quan trọng nhất là mẹ bầu phải đi khám thai định kỳ và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm bác sĩ chỉ định ở từng thời điểm thai.

Mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học để phòng ngừa nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh

Mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học để phòng ngừa nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh

Nếu thai phụ có nhu cầu thực hiện các phương pháp sàng lọc trước sinh, hãy đến với Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI. Với đội ngũ bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp các kết quả sàng lọc dị tật bẩm sinh có độ chính xác cao nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital