Phác đồ điều trị bệnh lao phổi của Bộ y tế

Lao phổi là bệnh lý có nguy cơ lây lan nhanh và khả năng kháng thuốc cao có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời. Đối với bệnh lao phổi – căn bệnh phổ biến hàng đầu trong tổng số các ca bệnh lao, Bộ y tế đưa ra phác đồ điều trị bệnh lao phổi để sử dụng thống nhất trên toàn quốc.

Menu xem nhanh:

1. Phác đồ điều trị lao phổi hiện nay và nguyên tắc trong điều trị

Mục đích điều trị theo phác đồ hiện tại là loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn lao, hạn chế nguy cơ tái phát và những biến chứng. Đồng thời giảm khả năng tử vong. Việc điều trị bệnh cũng giúp hạn chế và ngăn chặn nguồn lây khỏi cộng đồng.

Hiện nay phương pháp điều trị lao phổi phổ biến là sử dụng kết hợp kháng sinh trong thời gian tối thiểu 6 tháng. Quá trình điều trị chia làm 2 giai đoạn:

– Giai đoạn tấn công (kéo dài 2 tháng): thường kết hợp 4 loại thuốc để loại bỏ số lượng lớn vi khuẩn lao, ngăn bệnh kháng thuốc đột biến.

– Giai đoạn duy trì (sau giai đoạn tấn công, kéo dài 4-6 tháng): thường sử dụng 2 loai thuốc để tiêu diệt vi khuẩn lao, tránh tái phát bệnh.

– Giai đoạn đa kháng: điều trị tấn công với thời gian 8 tháng trong tổng khoảng 20 tháng điều trị.

Mỗi giai đoạn sẽ ứng với những loại thuốc điều trị khác nhau tùy theo thể trạng của người bệnh.

Nguyên tắc cần tuân thủ trong điều trị gồm:

– Tuyệt đối tuân thủ điều trị. Việc không tuân thủ phác đồ sẽ dẫn đến nguy cơ vi khuẩn lao kháng thuốc, khiến việc điều trị lao phổi khó khăn hơn gấp bội

– Cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc chống lao trong quá trình điều trị: có thể gây tổn thương gan thậm chí suy gan cấp, hại thận, mù màu, giảm bạch cầu và tiểu cầu, tăng axit uric máu …

– Dùng thuốc đúng liều lượng: thuốc chống lao sẽ có nồng độ và tác dụng khác nhau. Việc dùng thuốc với liều lượng thế nào cần tùy thuộc vào tình trạng của cơ thể, không dùng liều quá thấp dẫn tới kém hiệu quả hay dùng liều quá cao dễ dẫn tới biến chứng.

Phác đồ điều trị bệnh lao phổi

Bệnh nhân lao phổi nên điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa

– Uống thuốc đều đặn và đúng giờ: Thuốc cần được uống vào thời gian nhất định trong ngày và sau bữa ăn khoảng 2 giờ để có thể hấp thụ tốt.

– Điều trị liên tục đủ thời gian và không ngắt quãng

2. Chữa bệnh lao theo phác đồ hiện tại

Để điều trị lao phổi với phác đồ điều trị trúng đích, áp dụng được với hầu hết các trường hợp bệnh, Bộ y tế đã phân loại thành nhiều trường hợp bệnh và xây dựng nhiều phác đồ điều trị khác nhau. Dưới đây là tổng hợp những phác đồ chuyên biệt dành cho bệnh nhân lao phổi được tổng hợp lại:

2.1 Những nhóm thuốc chống lao theo phác đồ mới nhất

– Nhóm I: các thuốc chống lao hàng 1 – nhóm thuốc thiết yếu

– Nhóm II: các thuốc chống lao hàng 2 – nhóm thuốc đường tiêm

– Nhóm III: các thuốc chống lao hàng 2 – nhóm fluoroquinolon

– Nhóm IV: các thuốc chống lao hàng 2 – nhóm dùng đường uống

– Nhóm V: các thuốc chống lao hàng 2 – chưa rõ hiệu quả và bao gồm thuốc mới

Trong đó, các nhóm thuốc thiết yếu ở hàng 1 là sự lựa chọn ưu tiên trong điều trị và xây dựng phác đồ chữa lao phổi. Tùy theo tiền sử và tình trạng bệnh cùng với cơ địa của mỗi bệnh nhân, bác sĩ có thể lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Phác đồ điều trị bệnh lao phổi tại Thu Cúc TCI

Để xử lý hiệu quả tình trạng lao phổi, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín

2.2 Những phác đồ điều trị bệnh lao phổi hiện nay

Phác đồ điều trị A1: 2RHZE(S)/HERE

Chỉ định cho người lớn chưa từng điều trị lao hoặc đã từng điều trị với thời gian dưới 1 tháng.

– Giai đoạn tấn công: 2 tháng với 4 loại thuốc dùng hàng ngày

– Giai đoạn duy trì: 4 tháng với 3 loại thuốc.

Phác đồ điều trị A2: 2RHZE(S)/4RHE

Chỉ định cho trẻ em chưa điều trị bệnh lao bao giờ hoặc đã từng điều trị nhưng dưới 1 tháng.

– Giai đoạn tấn công: 2 tháng với 4 loại thuốc hàng ngày

– Giai đoạn duy trì: 4 tháng gồm 2 loại thuốc dùng hàng ngày.

Riêng với trẻ em trên 25kg có thể dùng liều điều trị như người lớn.

Đối với những trường hợp nghi ngờ kháng thuốc như: tái phát bệnh, điều trị thất bại, điều trị lại sau khi bỏ giữa chừng, không rõ tiền sử điều trị… cần xét nghiệm và chỉ định điều trị căn cứ theo vị trí tổn thương.

Phác đồ điều trị lao phổi cho người bệnh kháng thuốc

Kháng thuốc hay chính là hiện tượng vi khuẩn không chịu ảnh hưởng bởi những tác dụng của thuốc trong đó có vi khuẩn lao phổi. Bệnh lao phổi nếu không được điều trị đúng nguyên tắc có thể dẫn tới kháng thuốc. Lúc này, người bệnh sẽ được ưu tiên thuốc uống thay vì thuốc tiêm.

Hiện nay, có 2 loại phác đồ điều trị tình trạng lao phổi kháng thuốc bao gồm:

– Phác đồ dài hạn(khoảng 18-20 tháng) là phác đồ chuẩn hoặc phác đồ cá thể. Bác sĩ sẽ chọn thuốc với số lượng ít nhưng vẫn đảm bảo hiệu lực căn cứ theo kết quả kháng sinh.

– Phác đồ ngắn hạn từ 9-11 tháng với thời gian điều trị thống nhất và thành phần thuốc.

Phác đồ điều trị bệnh lao phổi bằng thuốc

Người bệnh lao phổi cần uống thuốc đúng liều, đúng giờ theo chỉ định

Phác đồ điều trị lao phổi còn tiềm ẩn

Để phòng trừ cho những bệnh nhân nguy cơ cao như: hệ miễn dịch suy giảm, bệnh nhân mắc bệnh HIV nhưng đã sàng lọc không mắc lao phổi, trẻ em hoặc người sống cùng nhà với bệnh; có phác đồ điều trị bệnh như sau:

– Đối với người lớn: Dùng thuốc liên tục trong khoảng 9 tháng với phối hợp vitamin B6 với liều lượng 25mg hàng ngày.

– Đối với trẻ em: Dùng thuốc hàng ngày, uống duy nhất một lần trong một giờ cố định trong ngày trong khoảng 6 tháng.

Phác đồ điều trị lao phổi cho một số trường hợp đặc biệt

– Điều trị với phác đồ riêng cho bệnh nhân xơ gan, suy gan

– Điều trị với phác đồ riêng cho bệnh nhân suy thận

– Điều trị với phác đồ riêng cho bệnh nhân là phụ nữ có thai

– Điều trị với phác đồ riêng với người cao tuổi.

Ngoài ra còn có phác đồ B1: 2RHZE/10RHE – chỉ định điều trị lao màng não, lao xương khớp và bệnh lao hạch ở người lớn và phác đồ B1: 2RHZE/10RH – chỉ định cho điều trị lao màng não, lao hạch, lao xương khớp đối với trẻ em.

Để đạt hiệu quả cao theo phác đồ điều trị bệnh lao phổi của Bộ Y tế, người bệnh nên uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, không tự ngừng thuốc và nhớ tái khám đúng thời gian yêu cầu. Liên hệ với bác sĩ ngay khi thấy những dấu hiệu lạ như sốt cao không dứt, đờm có máu…để được xử lý kịp thời, đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital