Tìm câu trả lời cho bệnh lao phổi có chữa được không?

Tham vấn bác sĩ

Bệnh lao phổi hiện diện ở nhiều quốc gia và mọi lứa tuổi. Đây là một bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao trên thế giới theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Vậy câu hỏi đặt ra là bệnh lao phổi có chữa được không? Làm thế nào để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cho người xung quanh? sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh lao tại Việt Nam và con đường lây truyền

1.1 Bệnh lao phổi tại Việt Nam

Bệnh lao phổi là một mối quan tâm mang tính toàn cầu bởi đây là một trong mười nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh lao là bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao thứ 2 trên thế giới, chỉ xếp sau Covid-19. Mỗi ngày có hơn 4.000 người thiệt mạng vì bệnh lao và gần 30.000 người mắc mới vì căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa khỏi này.

Cũng theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện là nước có gánh nặng bệnh lao cao, xếp thứ 11 trong 30 nước có số người mắc bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Đồng thời cũng đứng thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên thế giới.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, Chương trình chống lao phổi Quốc gia đã phát hiện 78.674 trường hợp mắc lao các thể, tăng 1.909 người, tương đương tăng 2% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 19.214 ca (32,3%) so với cùng kỳ năm 2021 – năm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Cũng trong 9 tháng đầu năm 2023, phát hiện bệnh lao kháng đa thuốc là 2.764 bệnh nhân, cao hơn các năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 9%, 44% và 4%.

1.2 Con đường lây truyền bệnh lao

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacteria gây ra, thường ảnh hưởng nhất đến phổi. Bệnh có thể lây truyền từ người sang người qua các giọt bắn từ cổ họng và phổi của những người mắc bệnh. Những người ở gần có thể hít phải những vi khuẩn này và bị nhiễm bệnh.

Bệnh lao tại Việt Nam và con đường lây truyền

Người mắc bệnh lao phổi có thể truyền virus gây bệnh cho người bình thường thông qua giọt bắn

Tuy nhiên không phải ai bị nhiễm vi khuẩn lao cũng bị bệnh lao phổi. Chỉ 5-10% người nhiễm vi khuẩn phát triển thành bệnh lao phổi trong cuộc đời của họ. Do đó, tồn tại hai dạng liên quan đến bệnh lao như sau:

– Nhiễm lao tiềm ẩn: Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn nhưng không có triệu chứng thì bạn mắc bệnh lao không hoạt động hoặc nhiễm bệnh lao tiềm ẩn.

– Bệnh lao: Vi khuẩn lao sẽ hoạt động nếu hệ thống miễn dịch không thể ngăn chặn chúng phát triển. Khi vi khuẩn lao hoạt động (nhân lên trong cơ thể bạn) sẽ xuất hiện các triệu chứng, đây được gọi là bệnh lao.

Ba giai đoạn của bệnh lao là:

– Nhiễm trùng tiên phát.

– Nhiễm lao tiềm ẩn.

– Bệnh lao đang hoạt động.

2. Xác định cách điều trị bệnh lao phổi

2.1 Bệnh lao phổi có chữa khỏi được không?

Cả nhiễm trùng lao tiềm ẩn và bệnh lao phổi đều có thể được điều trị. Nếu không điều trị, nhiễm lao tiềm ẩn có thể tiến triển thành bệnh lao. Nếu không được điều trị đúng cách và tuân thủ phác đồ điều trị bệnh lao có thể gây tử vong.

Bệnh lao phổi có chữa khỏi được không - Cách quản lý

Mục tiêu điều trị bệnh lao phổi nhằm tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể và ngăn ngừa vi khuẩn kháng thuốc mới. Ngoài ra tránh để bệnh tiến triển thành những biến chứng xấu, thậm chí là tử vong.

2.2 Bệnh lao phổi có chữa được không – Chữa bằng cách nào?

Hầu hết các trường hợp nhiễm lao tiềm ẩn đều được điều trị trong 3 hoặc 4 tháng. Bệnh lao phổi đang hoạt động có thể được điều trị trong 4, 6 hoặc 9 tháng. Các bác sĩ chuyên về điều trị bệnh lao phổi sẽ xác định loại thuốc nào là tốt nhất cho người bệnh.

Người bệnh sẽ có những lịch hẹn tái khám thường xuyên để được đánh giá sự tiến bộ trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lao bao gồm:

– Isoniazid.

– Rifampin (Rimactane).

– Rifabutin (Mycobutin).

– Rifapentine (Priftin).

– Pyrazinamit.

– Ethambutol (Myambutol).

Người bệnh có thể được kê đơn các loại thuốc khác nếu người bệnh mắc lao kháng thuốc hoặc các biến chứng do bệnh lao.

Bệnh lao phổi có chữa khỏi được không - Chữa bằng cách nào?

Tuân thủ phác đồ điều trị dùng thuốc là điều rất quan trọng trong chữa lao phổi, hạn chế tình trạng kháng thuốc.

2.3 Bệnh lao phổi có chữa được không – Cách quản lý

Điều quan trọng trong điều trị bệnh lao là phải dùng mọi liều lượng theo hướng dẫn. Người bệnh phải hoàn thành toàn bộ quá trình điều trị, nhằm tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể và ngăn ngừa vi khuẩn kháng thuốc mới.

Trong khi đang điều trị bệnh lao phổi, người bệnh sẽ cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả. Mỗi người bệnh sẽ có phác đồ điều trị và mức độ đáp ứng khác nhau, nhưng có thể sẽ có những tác dụng phụ liên quan đến việc dùng thuốc, bao gồm:

Đau bụng, buồn nôn và nôn hoặc chán ăn

– Ngứa râm ran hoặc tê ở tay hoặc chân

– Da ngứa, phát ban hoặc bầm tím

– Thay đổi thị lực hoặc mờ mắt

– Da hoặc mắt vàng

– Nước tiểu sẫm màu

– Suy nhược, mệt mỏi hoặc sốt kéo dài từ ba ngày trở lên

Điều quan trọng là phải báo cho bác sĩ hoặc y tá điều trị bệnh lao ngay lập tức nếu người bệnh bắt đầu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong khi dùng thuốc để điều trị phòng ngừa hoặc điều trị bệnh lao đang hoạt động.

3. Ngăn ngừa lây lan bệnh lao phổi cho người xung quanh

Khi đã được chẩn đoán mắc lao phổi đang hoạt động, người bệnh sẽ cần mất vài tuần điều trị trước khi không thể lây vi khuẩn lao sang cho người khác. Dưới đây là những cách để bảo vệ những người xung quanh:

– Dùng thuốc điều trị chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Khi ho, hắt hơi, cười hãy che miệng bằng khăn giấy, sau đó cho khăn giấy vào túi kín và vứt đi.

– Không nên đi làm, đi hoặc, tham gia các hoạt động tại nơi đông người cho đến khi được cho phép.

– Tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai, nên ngủ một mình trong phòng ngủ.

– Thường xuyên thông gió phòng để vi trùng lao không ở lại trong phòng và lây nhiễm cho người khác.

Bệnh lao phổi có chữa khỏi được không - Cách quản lý

Chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh và cách ly đúng hướng dẫn để tránh lây bệnh cho những người xung quanh, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Trên đây là các thông tin về bệnh lao phổi có chữa được không và lời giải đáp, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm thông tin hữu ích về căn bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital