Niềng răng vô hình là phương pháp gây ấn tượng ngay từ tên gọi, được nhiều khách hàng ưa chuộng và áp dụng tại nhiều cơ sở nha khoa uy tín. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về phương pháp này để có thêm lựa chọn khi niềng răng nhé.
Menu xem nhanh:
1. Thông tin về niềng răng vô hình
Niềng răng vô hình (niềng răng trong suốt, niềng răng invisalign) là phương pháp thực hiện nắn chỉnh những khuyết điểm của răng như hô, móm, sai lệch khớp cắn, răng mọc thưa…về đúng vị trí trên cung hàm. Điểm đặc biệt của phương pháp này chính là khí cụ được sử dụng là khay niềng trong suốt, có tính thẩm mỹ cao và dễ dàng tháo lắp thay vì bộ 3 khí cụ dây cung, dây thun và mắc cài như các phương pháp trước đó.
2. Ưu & nhược điểm của niềng răng vô hình
2.1 Ưu điểm
– Có tính thẩm mỹ cao vì khay niềng không dễ bị lộ khi cười hay giao tiếp.
– Tính hiệu quả cao, cho bạn hàm răng đều và đẹp sau quá trình nắn chỉnh.
– Có thể dễ dàng tháo lắp ra khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng.
– Khay nhựa được làm bằng chất liệu nhựa trong suốt, lành tính với cơ thể và không gây kích ứng.
2.2 Nhược điểm
– Thuộc loại niềng răng có giá thành cao, cao hơn từ 3 – 4 lần so với phương pháp khác.
– Người dùng có thể lạm dụng và tháo lắp ra nhiều, khiến cho hiệu quả không đạt được cao.
– Nếu sau khi tháo khay niềng ra nhưng không vệ sinh khay sách sẽ thì dễ khiến cho vi khuẩn tích tụ ở khay và gây ra các bệnh lý cho khoang miệng.
3. Đối tượng niềng răng trong suốt
Loại niềng răng này có thể chỉ định thực hiện cho nhiều đối tượng khác nhau như:
– Khớp cắn sâu: Các răng cửa hàm trên gần như che phủ hoàn toàn bộ răng cửa hàm dưới.
– Khớp cắn ngược: Răng cửa hàm dưới chìa ra so với răng cửa hàm trên khi ngậm chặt hai hàm.
– Khớp cắn chéo: Đây là tình trạng khi bạn cắn răng lại sẽ thấy một số răng của hàm trên có thể bị nằm trong răng hàm dưới chứ không phải nằm bên trong như bình thường.
– Răng thưa: Giữa hai hoặc nhiều răng có xuất hiện các khe hở.
– Khớp cắn hở: Khớp cắn hở là khi hai hàm trên và dưới không chạm được vào nhau khi ngậm miệng.
– Răng mọc chen chúc: Hàm của người bệnh không đủ khoảng trống để răng có cơ hội mọc khít sát vào nhau. Lúc này, răng có khả năng mọc chen chúc, lấn hoặc xoay chiều, thi thoảng sẽ bị đẩy lên phía trước và lùi ra phía sau.
– Răng khấp khểnh: Tình trạng này gây mất thẩm mỹ cho hàm răng, mảng bám sẽ tồn đọng, vệ sinh răng miệng khó khăn và tiềm ẩn nhiều bệnh lý nghiêm trọng cho khoang miệng.
4. Niềng răng trong suốt có bị đau không?
4.1 Niềng răng trong suốt đau khi nào?
Khi sử dụng loại niềng răng này, bạn sẽ có cảm giác hơi căng tức, ê nhức hay khó chịu vào một số giai đoạn như: thời điểm khi đeo khay lần đầu, sau mỗi lần đeo khay mới…..Tuy nhiên, cảm giác hơi đau này hoàn toàn nằm trong ngưỡng chịu đau của mỗi người. Dần dần khi bạn quen với khay niềng, cảm giác đau này sẽ biến mất và không còn cảm giác đau nhức, khó chịu.
4.2 Làm thế nào để giảm đau khi niềng răng?
– Chườm đá lạnh: Bọc 2 – 3 viên đá nhỏ vào khăn sạch, sau đó nhẹ nhàng chườm quanh má để cảm giác ê nhức được thuyên giảm.
– Dùng thuốc giảm đau theo đúng đơn thuốc bác sĩ kê, không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc.
4.3 Chú ý chế độ ăn uống
– Ăn đồ ăn mềm, dạng lỏng như sữa, cháo, cơm mềm, bánh mì bông lan….
– Tránh các loại đồ ăn nóng, lạnh hay quá cứng để không gây ảnh hưởng đến răng, khiến tình trạng ê nhức nặng hơn.
– Không đeo khay niềng khi ăn uống để tránh làm nứt khay niềng hay gây mất vệ sinh, nhiễm trùng khay.
– Rửa thật sạch khay mỗi khi tháo ra. Đồng thời vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng các biện pháp khác nhau như đánh răng thường xuyên, dùng tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng…
– Tái khám nha khoa đúng hẹn để giúp theo dõi quá trình dịch chuyển của răng và có điều chỉnh phù hợp.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về “niềng răng vô hình”. Để niềng răng được hiệu quả và không xảy ra biến chứng, hãy chọn các cơ sở nha khoa uy tín trên cả nước.