Niềng răng mắc cài pha lê có hiệu quả?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Niềng răng mắc cài pha lê được hiện khá nhiều người lựa chọn. Điều này là bởi sự hiệu quả, tính ưu việt mà nó đem lại. Tuy nhiên, cũng như nhiều phương pháp khác, mắc cài pha lê cũng có những hạn chế nhất định. Đó là những gì, hãy cùng theo dõi bài viết để biết được đáp án.

1. Những thông tin cơ bản về niềng răng mắc cài pha lê

1.1 Mắc cài pha lê là gì?

Niềng răng mắc cài pha lê

Niềng mắc cài pha lê là phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng

Trước đây, nhắc tới niềng răng, thường mọi người hay nghĩ tới loại mắc cài kim loại. Cho tới nhiều năm gần đây, phương pháp truyền thống này đã được cải tiến hơn với mắc cài pha lê. Về cấu tạo, kỹ thuật của niềng mắc cài pha lê gần giống với những kỹ thuật truyền thống. Tuy nhiên, phần mắc cài sẽ được chế tạo từ pha lê và có màu trong suốt. Những mắc cài này sẽ được gắn trực tiếp lên thân răng của chúng ta. Cùng với đó là những dây cung ở các răng của mắc cài được sử dụng nhằm tạo ra lực để kéo, nắn chỉnh răng sao cho đúng vị trí trên cung hàm.

1.2 Mắc cài pha lê có mấy loại

Niềng răng mắc cài pha lê

Có 2 loại niềng mắc cài pha lên để lựa chọn

Niềng mắc cài pha lê được chia làm 2 loại phổ biến là mắc cài pha lê thường và tự buộc.

– Niềng với mắc cài pha lê thường:

Với mắc cài pha lê thường, nguyên lý hoạt động của phương pháp này không có gì thay đổi so với cách truyền thống. Cụ thể, phần mắc cài pha lê sẽ được gắn trực tiếp bằng keo nha khoa lên bề mặt răng. Tiếp đến, các nha sĩ sẽ sử dụng dây cung và dây thun liên hàm. Điều này là để cố định dây trong các rãnh mắc cài.

Về giá thành, phương pháp niềng mắc cài pha lê tương đối tiết kiệm. Quy trình và thời gian thực hiện cũng không bị kéo dài lâu quá. Điều này phải cảm ơn dây cung giúp đạt hiệu quả nhanh chóng, có thể áp dụng ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

– Niềng với mắc cài pha lê tự buộc:

Nếu niềng mắc cài pha lê thường là phiên bản được cải tiến từ phương pháp truyền thống thì loại tự động tiên tiến, hiện đại hơn cả. Với phương pháp này, chúng ta không cần tới dây thun để cố định lại dây cung. Thay vào đó, phần chốt tự động đã được thiết kế nhằm giúp dây cung tự trượt ở trên các rãnh mắc cài.

Một điểm nổi bật chính là mắc cài pha lê tự buộc sẽ giúp ta thoát khỏi nỗi lo bị tuột dây thun. Đồng thời, thời gian phải đeo mắc cài của phương pháp này cũng được rút ngắn nhờ lực siết tác động đều đặn.

2. Những đối tượng nên dùng niềng với mắc cài pha lê

Niềng răng là phương pháp nha khoa giúp nắn chỉnh hàm răng của ta sao cho đều và đẹp hơn. Cụ thể, sau đây là một số trường hợp nên sử dụng niềng răng bằng mắc cài:

– Răng móm: Tình trạng răng móm còn được gọi là khớp cắn ngược. Thông thường, người bị răng móm sẽ thấy biểu hiện hàm răng dưới chìa ra nhiều hơn so với hàm trên. Điều này khiến cho gương mặt trở nên thiếu tính thẩm mỹ và cần niềng răng để khắc phục.

Răng hô: Vấn đề răng hô là khiếm khuyết răng khá phổ biến hiện nay. Người bị răng hô sẽ có hàm trên chìa ra nhiều hơn so với bình thường. Để tránh gương mặt bị kém sắc do răng hô, chúng ta nên sớm áp dụng phương pháp niềng để cải thiện.

– Răng thưa: Khi khoảng cách giữa các răng xa nhau sẽ tạo nên kẽ hở. Kẽ hở càng lớn sẽ khiến thẩm mỹ của hàm răng càng giảm và cần được khắc phục.

– Răng lệch lạc: Những người bị răng lệch lạc thường sẽ gặp tình trạng ở cung hàm trên, các răng chen chúc, sai vị trí và khấp khểnh.

3. Niềng mắc cài pha lê có hiệu quả?

Niềng răng mắc cài pha lê

Niềng mắc cài pha lê cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định

Cũng giống như nhiều phương pháp chỉnh nha khác, niềng mắc cài pha lê cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng:

3.1 Ưu điểm của phương pháp niềng răng mắc cài pha lê

3.1.1 Độ thẩm mỹ cao

Nhờ thiết kế màu sắc tự nhiên, tương ứng với màu của răng thật nên khi sử dụng mắc cài pha lê, ta hoàn toàn không cần lo về vấn đề mắc cài. Sẽ không còn tình trạng lộ mắc cài như khi ta sử dụng loại mắc cài kim loại. Nhờ vậy, người đeo niềng vẫn có thể thoải mái, tự tin giao tiếp. Có thể thấy, với những đối tượng thường xuyên phải đi ra ngoài, gặp gỡ mọi người thì đây chính là một lựa chọn rất thích hợp.

3.1.2 An toàn tuyệt đối

Phần mắc cài pha lê được làm từ chất liệu cao cấp và an toàn. Bởi vậy, khi sử dụng phương pháp niềng răng này, tình trạng răng miệng bị kích ứng là gần như không có. Tuy vậy nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối, những đối tượng thực hiện cần không có tiền sử dị ứng với pha lê hoặc kim loại.

3.1.3 Hiệu quả chỉnh nha cao

Sự phối hợp của dây cung, mắc cài đã tạo nên sự siết chặt vừa đủ. Và lực siết chặt này tác động rất đều đặn mỗi tháng. Nhờ vậy, tính hiệu quả của phương pháp niềng cũng cao và nhanh hơn. Theo nhiều chuyên gia nhận định, thành quả chỉnh nha của phương pháp niềng bằng mắc cài pha lê không thua kém gì cách truyền thống và thậm chí còn nhanh hơn.

3.2 Hạn chế của niềng mắc cài pha lê

3.2.1 Dễ bị vỡ

Do mắc cài được làm từ pha lê nên nếu có lực mạnh tác động sẽ dễ gây bung, vỡ. Trong tình huống mắc cài bị vỡ, người dùng sẽ phải tốn một khoản chi phí để thực hiện gắn lại chiếc mắc cài mới.

3.2.2 Phần mắc cài dễ nhiễm màu

Phần mắc cài pha lê thường có màu trắng trong như răng thật. Vậy nên trong quá trình niềng, nếu người dùng không thực hiện vệ sinh kỹ lưỡng sẽ dễ khiến mắc cài và dây cung bị chuyển màu. Điều này gây ảnh hưởng nhiều tới tính thẩm mỹ.

3.2.3 Chi phí cao

Với sự cải tiến cùng hiệu quả nổi bật mà phương pháp này đem lại thì chi phí thực hiện không hề nhỏ. Trung bình, mức giá sẽ giao động từ 45-50 triệu đồng.

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về niềng mắc cài pha lê. Chắc hẳn ai cũng đã có cho mình câu trả lời về độ hiệu quả của phương pháp này. Mong rằng những thông tin trên sẽ có ích và giúp mọi người đưa ra được lựa chọn phù hợp

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital