Răng sâu, răng chết tủy, răng mẻ, … là những tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay. Trước thực trạng này, nhiều người đã lựa chọn thực hiện điều trị và phục hình răng để khắc phục. Trong đó, trồng răng sứ là phương pháp được khá nhiều người lựa chọn. Sau đây, ta hãy cùng tìm hiểu về 6 lý do nên trồng răng sứ.
Menu xem nhanh:
1. Phân biệt trồng răng sứ và bọc răng sứ
Trồng răng sứ và bọc răng sứ là 2 phương pháp dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, thực tế thì đây là 2 phương pháp điều trị nha khoa hoàn toàn khác nhau.
1.1 Mục đích thực hiện
Với phương pháp trồng răng sứ, phương pháp này có nhiều tên gọi khác nhau như bắc cầu răng sứ, cầu răng sứ, trồng răng sứ trên Implant, … Phương pháp này đem lại hiệu quả phục hình đối với răng đã mất. Điều này được thực hiện với răng giả bằng sứ để lấp khoảng trống do bị mất răng. Từ đó, răng giả này sẽ giúp duy trì ổn định những chức năng của răng gồm cả khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.
Với phương pháp bọc răng sứ, đây là kỹ thuật chụp mão sứ ở phía ngoài răng thật. Nhờ vậy, những khuyết điểm của răng thật về hình dáng và màu sắc đã được khắc phục. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ chủ yếu khắc phục tính thâm mỹ chứ không được đề cao về duy trì các chức năng của răng như trồng răng sứ.
1.2 Kỹ thuật thực hiện
Trồng răng sứ hay bọc răng sứ đều cần thực hiện mài răng thật để tạo nên cùi răng. Đây sẽ là điểm tựa nâng đỡ răng sứ, mão sứ ở trên. Tuy nhiên, 2 phương pháp này vẫn có những sự khác biệt.
Với kỹ thuật trồng răng sứ, bác sĩ sẽ cần mài cùi của 2 răng ở kế cận răng đã bị mất. Điều này để nâng đỡ cầu răng sứ với 3 mão sứ bên trên. Trong đó, 2 mão sứ ở ngoài sẽ được gắn vào răng thật, mão sứ ở giữa là để thay thế răng đã bị mất. Do đó, phương pháp này yêu cầu những răng kế cận khỏe mạnh để có độ chắc khỏe, duy trì lâu dài. Bên cạnh đó, có những phương pháp trồng răng sứ không cần mài răng thật như trồng răng sứ bằng cấy ghép Implant.
Với kỹ thuật bọc răng sứ, phương pháp này sẽ được thực hiện ngay trên chiếc răng đang cần phục hình. Cụ thể, bác sĩ sẽ mài răng bớt sau đó sẽ lắp mão sứ đơn lẻ ở duy nhất vị trí của chiếc răng đó mà không tác động tới bất kì chiếc răng nào khác.
1.3 Trường hợp nên trồng răng sứ
Những trường hợp nên trồng răng sứ:
Những người bị mất 1 răng ở bất kỳ vị trí nào trừ răng ở vị trí số 7 đều có thể thực hiện trồng răng sứ. Cụ thể:
– Những người bị mất một vài ăng liền kề nhau hoặc mất răng nằm xen kẽ.
– Những người bị mất răng cùng đó, các răng kế cận vẫn còn khỏe mạnh để có thể làm trụ răng.
– Những người bị mất răng nhưng không muốn thực hiện làm hàm giả tháo lắp.
Những trường hợp nên áp dụng phục hình răng bằng bọc răng sứ:
– Răng bị ố vàng, bị xỉn màu, nhiễm kháng sinh đến mức không thể khắc phục với phương pháp tẩy trắng thông thường.
– Răng đã bị sâu, viêm tủy, bị vỡ lớn nhưng chân răng vẫn khỏe mạnh.
– Răng bị vỡ, gãy, sứt mẻ do đã bị va đập mạnh.
– Kích thước của răng không được cân đối, kích cỡ chênh lệch.
– Răng bị hở kẽ, thưa.
– Răng bị hô, khấp khểnh ở độ nhẹ.
2. Các loại trồng răng sứ
2.1 Trồng răng sứ bắc cầu
Trồng răng sứ bắc cầu thường được chỉ định đối với những bệnh nhân đã bị mất hoàn toàn cả chân răng. Cụ thể là những bệnh nhân mất 1-2 răng hoặc một vài răng. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh mất răng số 7 không thể áp dụng do không thể mượn lực nâng đỡ từ răng kể cận 2 bên.
Thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 răng kế cận của răng đã bị mất. Sau đó, dấu hàm sẽ được lấy để chế tác dãy răng sứ liền kề. Điều này sẽ được thực hiện với số lượng tương ứng vói răng bị mất và răng làm trụ.
2.2 Trồng răng sứ trên Implant
Trồng răng sứ trên Implant là phương pháp trồng răng giả hiện đại đối với răng đã bị mất. Tuy nhiên, răng được khôi phục vẫn có cấu tạo đầy đủ gống răng thật. Cụ thể, cấu tạo bao gồm phần chân răng chính là trụ Implant cùng thân răng là phần mão sứ ở bên trên.
Nếu so với phương pháp cầu răng sứ cần mài thêm ở 2 răng kế cận làm trụ hì phương pháp trồng răng sứ trên Implant không cần tác động xâm lấn răng thật. Bệnh nhân bị mất răng nào có thể trực tiếp trồng lại vị trí răng đó. Đặc biệt, phương phhaps này có thể áp dụng với mọi trường hợp bị mất răng.
Đây là một phương pháp phục hình răng khá hiện đại. Cụ thể, sau khi trụ Implant được cấy ghép vào phần xương hàm, tích hợp chắc chắn trong khoảng 2-3 tháng thì mão răng sứ sẽ được gắn lại cố định ở phía trên giúp khôi phục thân răng. Sau khi thực hiện, bệnh nhân có thể được khôi phục cả phần chân răng, thân răng. Từ đó, những chức năng ăn nhai vẫn được bảo tồn và duy trì trọn đời nếu có chế độ chăm sóc phù hợp.
3. Có nên trồng răng sứ không?
Để biết xem có nên trồng răng sứ không, ta hãy tìm hiểu về những ưu điểm của phương pháp phục hình này. Hiện nay, sứ nha khoa là chất liệu cao cấp, an toàn trong phục hình răng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp giải quyết được nhiều vấn đề với những ưu điểm nổi bật:
– Bệnh nhân có thể lựa chọn đa dạng phương pháp tùy theo nhu cầu và vị trí răng bị mất.
– Răng giả được thực hiện có tính thẩm mỹ cao và tự nhiên. Răng có màu sắc, hình dạng giống như răng thật.
– Độ an toàn và tương thích với răng thật cao. Răng giả được thực hiện không gây kích ứng với hầu hết cơ địa của khách hàng và đã được thử nghiệm trước khi sử dụng.
– Tuổi thọ của răng khá cao, răng giả được thực hiện có thể sử dụng tới trọn đời nếu được chăm sóc với chế độ phù hợp.
– Độ chắc, cứng của răng cao. Răng có khả năng chịu lực, thậm chí tốt hơn răng thật. Vậy nên việc ăn nhai của người bệnh có thể được đảm bảo 100%.
Bên cạnh những ưu điểm cho thấy nên trồng răng sứ, tất nhiên phương pháp này vẫn có khả năng tồn tại một số khuyết điểm nhất định. Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, phù hợp để đảm bảo về hiệu quả điều trị cùng độ an toàn.