Những điều mẹ đẻ mổ cần rõ khi chọn sinh mổ chủ động

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Phương pháp đẻ mổ, mổ lấy thai ngày càng phổ biến hiện nay. Không chỉ là phương pháp giúp các mẹ bầu có thể “vượt cạn” thuận lợi, an toàn hơn khi gặp các vấn đề trong thai kỳ, đây còn là phương pháp sinh nở đáp ứng tốt nhu cầu của một số mẹ muốn sinh con mà không muốn phải trải qua cơn đau chuyển dạ. Vậy chọn sinh mổ chủ động, mẹ cần chú ý những vấn đề nào?

1. Thế nào là mổ đẻ và mổ chủ động?

Đẻ mổ, mổ lấy thai là phương pháp sinh nở có can thiệp phẫu thuật, không theo con đường tự nhiên. Các mẹ bầu thường được chỉ định sinh mổ khi gặp phải những vấn đề trong quá trình mang thai, khiến cho sức khỏe của cả mẹ và bé đều bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc sinh thường có thể sẽ gặp khó khăn, mang đến nhiều rủi ro, bất lợi mà bất cứ người mẹ nào cũng không mong muốn gặp phải.

Đẻ mổ là một trong những phương pháp sinh nở được ứng dụng phổ biến hiện nay, giúp mẹ bầu sinh nở thuận lợi hơn

Đẻ mổ là một trong những phương pháp sinh nở được ứng dụng phổ biến hiện nay, giúp mẹ bầu sinh nở thuận lợi hơn

Mẹ bầu được chỉ định mổ đẻ nằm trong số những đối tượng sau:

– Có bệnh nền, mắc các bệnh mãn tính nghiêm trọng, làm suy giảm sức khỏe thai phụ, điển hình như bệnh tim, phổi,…

– Có các vấn đề về tử cung, đường sinh dục,… không giống đa số các trường hợp bình thường khác.

– Khó sinh do quá trình chuyển dạ kéo dài, các cơn co tử cung có diễn biến bất thường, nguy cơ vỡ tử cung, ngừng chuyển dạ,…

– Thai nhi có vấn đề sức khỏe, dị tật bất thường được phát hiện trong quá trình theo dõi thai kỳ.

– Ngôi ngược, thai không quay đầu khi tới ngày sinh.

– Mang đa thai, song thai.

– Mẹ đã từng sinh mổ nhiều lần trước đó hoặc đã từng phẫu thuật tử cung.

– Thai to, sinh khó.

– Suy thai, nhau bong non, sa dây rốn,…

– Bất thường về dây rốn: Dây rốn quấn cổ nhiều vòng, dây rốn thắt nút,…

Với phương pháp đẻ mổ, người mẹ có thể an tâm hơn, thoải mái và tỉnh táo trong quá trình phẫu thuật lấy thai, chứng kiến được giây phút con cất tiếng khóc chào đời. Lợi ích đẻ mổ chủ động có:

– Giúp các mẹ khó sinh thường qua ngả âm đạo có thể “vượt cạn” dễ hơn.

– Hạn chế được đa phần các tai biến mà bé có thể gặp khi bác sĩ tiên lượng được về một số tổn thương như: Ngạt do sa dây rốn, tổn thương các đám rối dây thần kinh cánh tay khi bé bị kẹt phần vai, gãy xương,… ở thời điểm qua ngả âm đạo mẹ.

– Giảm nguy cơ lây nhiễm một số bệnh như viêm gan siêu vi B, C, HIV, virus Herpes,… cho bé khi chào đời qua ngã âm đạo mẹ.

– Người mẹ sẽ bảo toàn được tầng sinh môn khi sinh mổ, đồng thời giảm nguy cơ chảy máu, mất máu nhiều trong các trường hợp như nhau bong non, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược.

Để thực hiện đẻ mổ, các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê, gây tê ngoài màng cứng và thực hiện vết rạch trên thành bụng, cơ tử cung… Những điều này đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cơ tử cung, thậm chí là gây viêm, nhiễm trùng, hoại tử toàn bộ tử cung.

Sinh mổ chủ động đem lại nhiều lợi ích cho các mẹ bầu gặp vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai

Sinh mổ chủ động đem lại nhiều lợi ích cho các mẹ bầu gặp vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai

Phương pháp này có thể được thực hiện khi mẹ đã xuất hiện cơn chuyển dạ hoặc chưa. Hai hướng này được gọi là đẻ mổ không chủ động và mổ đẻ chủ động. Sinh mổ chủ động hiện được áp dụng nhiều hơn hết do nhu cầu và tình trạng thai phụ gặp vấn đề trong quá trình mang thai ngày càng tăng.

Mổ chủ động, người mẹ có thể thực hiện mổ lấy thai khi thai đã đủ 39 tuần trở lên, không cần chờ những cơn chuyển dạ. Lúc này, các bác sĩ có thể đưa ra chỉ định sinh mổ khi thai phụ có nhu cầu hoặc trong trường hợp sức khỏe mẹ, thai nhi có diễn biến tiêu cực trước khi tới ngày sinh.

2. Những ưu, nhược điểm của việc đẻ mổ chủ động? Có nên mổ trước ngày dự sinh?

Hiện nay, có rất nhiều mẹ bầu được chỉ định sinh mổ khi phát hiện vấn đề bất thường trong quá trình theo dõi Sản khoa.

2.1. Những ưu, nhược điểm của việc sinh mổ chủ động?

Đẻ mổ thường được nhận định rằng không đem lại nhiều lợi ích như đẻ thường. Tuy nhiên, trong những trường hợp “bất khả kháng”, phương pháp sinh nở này lại phát huy những ưu điểm riêng:

– Đối với thai phụ:

Phương pháp này là lựa chọn khi đầu thai không ở vị trí ngôi thuận, thai phụ được xác định gặp một số vấn đề sức khỏe như bệnh tim, vấn đề về thận,… Ngoài ra, khi thai phát triển quá to, cơn gò không tiếp diễn, mẹ bầu cũng được chỉ định đẻ mổ để đảm bảo an toàn.

Trong những trường hợp “bất khả kháng”, phương pháp sinh mổ chủ động này lại phát huy những ưu điểm riêng với thai phụ và thai nhi

Trong những trường hợp “bất khả kháng”, phương pháp sinh mổ chủ động này lại phát huy những ưu điểm riêng với thai phụ và thai nhi

Phương pháp sinh nở này được thực hiện rất nhanh chóng, chỉ mất từ 30 đến 45 phút cho một ca phẫu thuật sinh mổ. Khi mổ chủ động, mẹ sẽ không phải chịu đựng những cơn đau khi chuyển dạ và hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình diễn ra cuộc sinh.

– Với em bé:

Việc mổ chủ động sẽ giúp cho em bé chào đời một cách an toàn, không gặp bất lợi từ những vấn đề sức khỏe, dị tật phát hiện trong thai kỳ. Khi được đưa ra ngoài qua đường mổ trên thành bụng mẹ, bé tránh được khả năng bị ngạt, bị tổn thương vùng đầu, sọ, vai và cánh tay trong quá trình được đẩy ra ngoài theo những cơn gò tử cung.

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, phương pháp sinh mổ chủ động vẫn tồn tại một số hạn chế khiến chị em không khỏi băn khoăn:

– Với mẹ:

Trong quá trình thực hiện đẻ mổ, thai phụ được sử dụng thuốc gây tê tủy sống để ức chế hoạt động của dây thần kinh dẫn truyền cảm giác từ nửa thân dưới. Vì vậy, trong thời gian diễn ra cuộc sinh, thai phụ hoàn toàn  tỉnh táo và không cảm thấy bất cứ cảm giác đau hay  khó chịu nào.

Đẻ mổ chủ động, sản phụ đối diện với tình trạng mất nhiều máu hơn đẻ thường. Điều này dẫn đến việc máu không được cung cấp đủ để co rút, phục hồi trạng thái của tử cung, ảnh hưởng đến thời gian phục hồi của cơ thể người mẹ.

Nếu vết mổ không được xử lý tốt, nguy cơ dính ruột, viêm đường tiết niệu, bàng quang hoàn toàn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, việc này còn có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sản phụ nếu vết mổ đẻ to, để lại sẹo lồi do không được chăm sóc kỹ càng sau sinh. Vết mổ cũng rất dễ bị nhiễm trùng, dẫn tới nhiều biến chứng nặng nề.

Tuyến sữa của mẹ cũng dễ bị ảnh hưởng sau sinh. Do quá trình sinh mổ chủ động đa phần diễn ra trước khi mẹ chuyển dạ, quá trình thay đổi nồng độ các hormone không diễn ra tự nhiên mà khá đột ngột. Điều này ảnh hưởng đến việc kích thích tuyến sữa, hạn chế sự điều tiết các tuyến sữa từ não bộ.

Mổ đẻ chủ động, mẹ bầu cần được xử lý vết mổ thật tốt, kết hợp chăm sóc cẩn thận, tránh dính ruột, viêm đường tiết niệu, bàng quang

Mổ đẻ chủ động, mẹ bầu cần được xử lý vết mổ thật tốt, kết hợp chăm sóc cẩn thận, tránh dính ruột, viêm đường tiết niệu, bàng quang

Thêm nữa, nếu quá trình chăm sóc vết mổ không được đảm bảo, vết thương ở tử cung có thể bị vỡ, rất nguy hiểm cho sản phụ sau sinh.

– Đối với em bé:

Do không được tiếp nhận một vài hormone có lợi khi đi qua ngả âm đạo của mẹ, thiếu đi tác động từ sức ép qua các cơn gò trong quá trình chuyển dạ, trẻ sinh mổ thường dễ gặp các vấn đề về hô hấp, cơ thể đề kháng kém hơn.

2.2. Thai phụ có nên sinh mổ chủ động không?

Như đã chia sẻ, chỉ những trường hợp thai phụ và thai nhi gặp vấn đề trong thai kỳ, gần tới ngày sinh, tiên lượng sinh thường khó khăn thì mới nên mổ đẻ chủ động. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thai phụ nên cố gắng sinh thường hoặc chỉ mổ khi có chỉ định từ bác sĩ Sản. Các mẹ cần lưu ý:

– Các trường hợp sinh mổ chủ động phải được hội chẩn và nhận chỉ định cụ thể, chặt chẽ.

– Phải lựa chọn, tìm hiểu kỹ về cơ sở y tế, địa chỉ sinh, xem xét về trình độ bác sĩ, chất lượng dịch vụ, trang thiết bị,… trước khi tiến hành ca mổ.

– Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những lời khuyên, nêu rõ những nguy cơ mà mẹ có thể gặp phải khi chọn đẻ mổ chủ động.

Câu nói “sinh có hạn, tử bất kỳ” chính là một câu nói khuyến cáo các mẹ bầu nên quan tâm tới việc sinh nở, đề cao sinh nở tự nhiên. Mọi sự can thiệp đều có thể đem lại rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phải sinh mổ chủ động để đảm bảo an toàn, phù hợp với tình trạng của thai phụ và thai nhi, các mẹ cần cân nhắc để lựa chọn cơ sở y tế phù hợp, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị đầy đủ cùng dịch vụ chăm sóc chu đáo.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, thai phụ được cung cấp sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói với nhiều quyền lợi hấp dẫn. Không chỉ được theo dõi tình trạng sức khỏe trong suốt quá trình mang thai, các mẹ còn được các bác sĩ tư vấn, hỗ trợ chỉ định phương pháp sinh phù hợp, đảm bảo khả năng sinh thường và chỉ để mổ khi cần thiết. Bởi vậy, sản phụ sau sinh đều khỏe mạnh, hạnh phúc, có rất nhiều trường hợp đã trở lại Thu Cúc TCI để sinh nở lần 2, lần 3 sau khi sinh mổ chủ động.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital