Cha mẹ nào cũng mong muốn con được phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trẻ em lại là đối tượng dễ bị tấn công của nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cách hiệu quả nhất để ngăn nguy cơ mắc bệnh là tiêm chủng vacxin từ sớm. Để việc tiêm chủng cho trẻ em được an toàn thì cha mẹ cần làm một số việc sau, hãy ghi nhớ để áp dụng.
Menu xem nhanh:
1. Ý nghĩa của tiêm chủng với sức khỏe của trẻ em
Tiêm chủng là cách tạo miễn dịch chủ động để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm. Bằng cách đưa vacxin vào trong cơ thể để sản sinh ra kháng thể chống chọi lại các tác nhân xấu gây bệnh.
Trẻ em là đối tượng hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên nguy cơ lây nhiễm khá cao. Cha mẹ cần tiêm ngừa vacxin cho trẻ ngay từ khi chào đời vì:
– Khả năng phòng ngừa bệnh tật ở mức cao. Trẻ được tiêm đủ liều và đúng lịch thì có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh. biến chứng, di chứng và tử vong do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, trẻ được phòng vệ bằng vacxin còn giúp tiết kiệm chi phí hơn so với nhập viện điều trị nếu chẳng may mắc bệnh.
– Mỗi trẻ được tiêm phòng đầy đủ sẽ góp phần tạo nên một cộng đồng miễn dịch. Điều này sẽ ngăn chặn việc bùng phát dịch bệnh không mong muốn, giảm thiểu các rủi ro về dị tật và di di chứng. Trẻ khi được sống và lớn lên trong môi trường “không dịch bệnh” thì sẽ có cơ hội phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Từ đó góp phần quan trọng trong sự phát triển của nguồn nhân lực của quốc gia.
– Đây là phương pháp hiệu quả giúp đẩy lùi đói nghèo và xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững. Bởi tiêm chủng không chỉ giúp trẻ em phát triển một cách khỏe mạnh và không bị ốm đau mà còn giúp người lớn, người có bệnh nền tránh điều trị, giảm thiểu chi phí phát sinh trong điều trị bệnh tật, nhằm tiết kiệm thời gian và công sức của gia đình.
2. Tiêm chủng cho trẻ em an toàn thì cha mẹ nên làm gì?
2.1. Trước khi tiến hành tiêm chủng cho trẻ em
Trước tiên, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan đến tiêm chủng như:
– Các loại vacxin cần thiết mà trẻ cần tiêm.
– Lịch tiêm chủng của mỗi loại vacxin.
– Cách thức, quy trình tiêm chủng.
– Phản ứng sau khi tiêm xong mà trẻ có thể gặp phải.
Những thông tin trên hoàn toàn có thể tìm hiểu qua nhiều nguồn như: Internet, bạn bè/người thân từng đưa con đi tiêm vacxin,… Tuy nhiên, để tiếp nhận thông tin chính xác nhất thì cha mẹ nên lắng nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
Thứ hai, cha mẹ cần đảm bảo sức khỏe của trẻ đang ổn định, không đau ốm. Nếu thấy con có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần đưa tới bệnh viện kiểm tra và điều trị kịp thời.
Thứ ba, cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy từ tùy thân, giấy tờ y tế của trẻ,… Ở bước khám sàng lọc trước tiêm cho trẻ, cha mẹ cần cung cấp đủ và đúng thông tin tiền sử sức khỏe cũng như các dấu hiệu bất thường gần đây nếu có. Ngoài ra, cha mẹ còn có bất kỳ thắc mắc, lo lắng nào khác cũng cần hỏi ngay bác sĩ chuyên môn để được giải đáp cụ thể.
2.2. Trong khi tiêm chủng cho trẻ em
Tâm lý trẻ đi tiêm thường sợ hãi nên sẽ có những hành vi như quấy khóc, không hợp tác. Do đó, lúc này cha mẹ cần hết sức nhẹ nhàng và hỗ trợ tâm lý cho con bằng cách:
– Dỗ dành
– Nói chuyện, động viên
– Chơi đồ chơi cùng trẻ
Bên cạnh đó, trẻ thường không có xu hướng làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Với những trẻ hiếu động thì càng gây khó khăn trong quá trình tiêm chủng. Những chuyển động bất ngờ khi đang tiêm có thể dẫn đến cảm giác ê buốt, không thoải mái cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ ở bên cần đảm bảo trẻ duy trì tư thế thích hợp theo hướng dẫn trong suốt quá trình tiêm chủng.
2.3. Sau khi tiêm chủng cho trẻ em
Sau khi tiêm chủng, cha mẹ cần cho trẻ ở lại theo dõi ít nhất nửa tiếng. Mục đích là để theo dõi phản ứng sau tiêm của trẻ, nếu có phản ứng bất thường sẽ kịp thời xử lý, ngăn rủi ro xảy ra. Hết thời gian theo dõi tại điểm tiêm mà trẻ vẫn hoàn toàn bình thường thì có thể ra về. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần theo dõi trẻ trong 24h tiếp theo theo các vấn đề như:
– Tinh thần.
– Tình trạng ăn uống, ngủ nghỉ.
– Thân nhiệt.
– Nhịp thở.
– Tình trạng tại vị trí tiêm.
Trong vòng 1-2 ngày đầu, cha mẹ cần thường xuyên quan sát trẻ, tránh chạm hoặc đè vào chỗ tiêm. Đồng thời không đắp, bôi bất kỳ thứ gì lên vị trí tiêm. Thời gian này trẻ có thể có những phản ứng sau tiêm ở mức độ nhẹ như: sốt, mệt mỏi, sưng đau tại chỗ tiêm,… Điều này là hoàn toàn bình thường, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Việc chăm sóc cho trẻ sau tiêm chủng là rất quan trọng. Để trẻ nhanh hồi phục, cha mẹ nên tập trung bổ sung chế độ đủ dinh dưỡng. Rau xanh, trái cây tươi, sữa chua, nước ép,… là những thực phẩm tốt nên bổ sung cho trẻ.
Nếu thấy trẻ có những phản ứng nghiêm trọng dưới đây thì cần đưa tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị:
– Đột ngột sốt cao trên 39 độ.
– Có hiện tượng co giật.
– Liên tục quấy khóc dữ dội, khóc thét.
– Bú kém, từ chối bú.
– Xuất hiện tình trạng phát ban ở trên cơ thể.
– Tím tái.
– Khó thở.
– Sưng đỏ có hiện lan rộng xung quanh chỗ tiêm.
3. Nên đưa trẻ đi tiêm chủng ở đâu tốt và an toàn?
Phòng tiêm chủng của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là địa điểm tiêm chủng uy tín được nhiều cha mẹ lựa chọn cho con. Lí do là vì:
– Phòng tiêm chủng có hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại.
– Toàn bộ các vacxin đều được nhập khẩu 100% từ các đơn vị sản xuất vacxin lớn trên thế giới. Vacxin có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng vacxin được đảm bảo.
– Đa dạng các loại hình tiêm chủng theo yêu cầu, từ các mũi tiêm lẻ cho tới tiêm trọn gói.
– Không gian tiêm chủng sạch sẽ, thoáng mát, có đầy đủ khu vực cần thiết như: khu khám sàng lọc, khu theo dõi cho trẻ em và người lớn,…
– Có hệ thống nhắc báo lịch tiêm, giúp cha mẹ không bỏ lỡ mũi tiêm nào cho trẻ.
Trên đây là những điều cha mẹ nên làm để việc tiêm chủng cho trẻ em được an toàn. Nếu chưa biết tiêm chủng ở đâu uy tín thì cha mẹ có thể tham khảo địa chỉ được gợi ý trong bài – một địa chỉ được nhiều người tin chọn trong việc tiêm chủng cho con ở thủ đô Hà Nội. Hy vọng với thông tin hữu ích trên, cha mẹ sẽ cảm thấy thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc đồng hành tiêm chủng cùng con.