Vôi hóa tuyến nước bọt là căn bệnh rất thường gặp ở nam giới trong giai đoạn tuổi trưởng thành. Khi đó, một cấu trúc bị vôi hóa sẽ hình thành bên trong ống dẫn của tuyến nước bọt gây ra nhiều vấn đề. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số điều cơ bản về căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là vôi hóa tuyến nước bọt?
Vôi hóa tuyến nước bọt còn được gọi là sỏi tuyến nước bọt. Đây là bệnh lý diễn ra khi có sự lắng đọng của canxi xung quanh khối viêm thuộc tuyến nước bọt. Khi hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng hình thành sỏi. Viên sỏi nằm lấn chiếm không gian tuyến nước bọt. Do đó, mỗi khi nhai, viên sỏi sẽ kích thích và khiến sưng phồng tuyến nước bọt.
Tuyến nước bọt sẽ bắt đầu xẹp xuống khi nước bọt được tiết ra miệng. Hiện tượng này thường khiến người bệnh nghĩ rằng bệnh không có gì đáng ngại. Thế nhưng trên thực tế, sự tích tụ của canxi càng lâu ngày sẽ càng khiến viên sỏi phát triển kích thước hơn. Viên sỏi nằm chắn ngang và sẽ bít lại tuyến nước bọt. Điều này sẽ khiến tuyến nước bọt sưng phồng kéo dài. Cùng với đó là những cơn đau nhức vô cùng khó chịu.
Theo thống kê từ thực tế, có khoảng 80% số lượng bệnh nhân bị sỏi tuyến nước bọt dưới hàm và một phần có ở tuyến mang tai. Trong đó các tuyến nước bọt phụ hầu như không có sỏi.
2. Lý do gây nên sỏi tuyến nước bọt
Nói về nguyên nhân gây sỏi tuyến nước bọt có rất nhiều ý kiến. Một số người cho rằng lý do nằm ở các thành phần trong dịch tuyến đã bị rối loạn chuyển hóa. Đặc biệt là canxi. Điều này có nguy cơ khiến cho độ nhớt của dịch tuyến tăng cao hơn bình thường. Cùng với đó, các tinh thể canxi cũng sẽ bị lắng đọng ngày càng nhiều trong lòng của ống tuyến. Từ đó những viên sỏi sẽ được tạo thành.
Có những trường hợp, viên sỏi được hình thành trong tuyến nước bọt dựa trên cơ sở dị vật hoặc do ổ nhiễm trùng. Thế nhưng cũng có những người bị sỏi nước bọt không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, nguy cơ tuyến nước bọt bị vôi hóa còn có thể bắt nguồn từ một số yếu tố khác như:
– Cơ thể mất nước làm độ đặc của dịch trong tuyến tăng lên. Từ đó, canxi dễ tích tụ thành sỏi hơn.
– Các bữa ăn hàng ngày không đầy đủ dưỡng chất.
– Những đối tượng có tiền sử mắc bệnh ở túi mật hoặc viêm tuyến nước bọt.
– Một số loại thuốc điều trị bệnh lý trong một thời gian dài.
– Chủ động và bị động hút thuốc lá.
3. Những triệu chứng của tuyển nước bọt bị vôi hóa
Sự xuất hiện của sỏi trong tuyến nước bọt có thể gây nên tắc nghẽn tuyến. Sự tắc nghẽn này có thể diễn ra một phần hoặc toàn bộ. Từ đó, bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện như sau:
– Vùng tuyến bị viêm thấy đau nhức. Các cơn đau âm ỉ nhưng đặc biệt dữ dội khi ăn uống.
– Quan vùng ống dẫn có sỏi bị sưng phù.
– Bệnh nhân có cảm giác nặng như bị đè nến ở tuyến.
– Vùng ống dẫn chứa sỏi sưng đỏ, bị viêm.
– Khi dùng tay để xoa bóp, chạm nhẹ vào ngoài tuyến có thể sờ thấy viên sỏi.
– Kích thước viên sỏi ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Khi mới hình thành, viên sỏi sẽ chỉ nhỏ bằng đầu tăm. Tuy nhiên, có những trường hợp sỏi quá lớn, kích thước có thể bằng tới quả trứng gà.
– Trường hợp bệnh nặng hơn, tuyến nước bọt bị nhiễm khuẩn sẽ gây nên những biểu hiện như sốt, xuất hiện hạch bạch huyết ở góc hàm và tuyến có mủ.
4. Tuyến nước bọt bị vôi hóa có nguy hiểm?
Khi bệnh ở tình trạng nặng, viên sỏi có kích thước lớn và cản trở nước bọt chảy trong tuyến sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa thức ăn. Từ đó, gánh nặng của dạ dày sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, người bị sỏi tuyến nước bọt còn phải đối mặt với nguy cơ biến chứng nguy hiểm:
– Viêm tuyến dưới hàm:
Viên sỏi sẽ kích thích, gây ma sát vào lớp lót trong tuyến. Từ đó, tình trạng viêm tuyến dưới hàm sẽ xảy ra. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh sẽ thấy vùng dưới hàm đau dữ dội. Cơn đau có thể kéo lên tới cả tai. Kèm theo đó là những triệu chứng như sốt, nóng đỏ da, nuốt thấy vướng, mưng mủ, … Và khi ổ mủ vỡ ra có thể gây một lỗ rò phía ngoài da.
– Viêm vùng sàn miệng:
Vùng sàn miệng là một khu vực dễ chịu những ảnh hưởng của sỏi tuyến nước bọt. Bệnh lý sẽ gây tình trạng đau dữ dội tại khu vực bị ảnh hưởng. Bệnh nhân sẽ gặp phải những khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp. Kèm theo đó là hiện tượng sốt, khó chịu.
– Liệt mặt:
Liệt mặt chính là biến chứng nguy hiểm nhất của tuyến nước bọt bị vôi hóa. Bệnh này sẽ gây viêm và tạo nên những ổ áp xe. Khi ấy, các dây thần kinh trên mặt sẽ bị tổn thương. Các hoạt động cơ mặt người bệnh sẽ ảnh hưởng, thậm chí bị liệt mặt.
5. Các cách điều trị vôi hóa tuyến nước bọt
5.1 Trường hợp bị nhiễm khuẩn
Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sẽ được điều trị bằng kháng sính nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Điều này để tránh tình trạng nhiễm trùng lan ra diện rộng. Tiếp đến quá trình điều trị vôi hóa sẽ sử dụng thuốc kháng sinh trong khoảng 3 – 10 ngày. Người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc đúng theo chỉ định kết hợp giữ vệ sinh khoang miệng.
5.2 Trường hợp sỏi nhỏ
Khi bệnh nhân gặp tình trạng viên sỏi nhỏ, hãy ngậm chanh hoặc kẹo có vị chua. Điều này sẽ giúp tăng lưu lượng nước bọt, đẩy viên sỏi ra khỏi tuyến một cách tự nhiên mà không cần dùng tới dao kéo.
5.3 Trường hợp sỏi lớn
Với những người bệnh bị tuyến nước bọt có sỏi lớn, ta khó có thể lợi dụng phương pháp tự nhiên để hỗ trợ đẩy sỏi. Thậm chí, nếu quá cố thực hiện có thể gây nên tổn thương cho tuyến nước bọt. Vậy nên trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định rạch một đường nhỏ để tiến hành lấy sỏi ra.
5.4 Trường hợp cần phẫu thuật nội soi
Khi tình trạng tuyến nước bọt bị vôi hóa phức tạp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi. Qua quá trình nội soi, viên sỏi sẽ được tiến hành lấy ra hoặc cắt bỏ tuyến giáp.
Vừa rồi là những điều cơ bản cần biết về tình trạng sỏi tuyến nước bọt. Hy vọng những kiến thức trên sẽ có ích cho mọi người trong trường hợp cần thiết để giải quyết các vấn đề.