4 bước xử trí hiệu quả vết thương nhiễm trùng mưng mủ

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Khi vết thương nhiễm trùng mưng mủ bạn cần: Rửa sạch vết thương; loại bỏ vi khuẩn, mô hoại tử; sử dụng thuốc kháng sinh; băng vết thương.

1. Biểu hiện của vết thương nhiễm trùng

Khi bị thương, nếu bạn có những dấu hiệu sau rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng vết thương:

– Sốt

– Vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng mưng mủ, sưng, đỏ, nóng, đau…, cảm giác đau tăng lên chứ không giảm bớt theo thời gian

– Máu hoặc mủ chảy ra từ vết thương

– Vết thương có mùi hôi….

xử lý vết thương nhiễm trùng mưng mủ

Vết thương có mủ, sốt, sưng đỏ,…. là biểu hiện của nhiễm trùng vết thương

2. Cách chăm sóc vết thương nhiễm trùng mưng mủ

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, vị trí của vết thương và khu vực vết thương ảnh hưởng tới mà cách chăm sóc sẽ khác nhau. Bên cạnh đó sức khoẻ của người bệnh và thời gian bị thương cũng là một trong những điều cần lưu ý khi xử lý vết thương bị nhiễm trùng.

Tuy nhiên để chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng mưng mủ bạn cần chú ý đến những bước cơ bản nhất dưới đây:

2.1. Rửa sạch vết thương nhiễm trùng mưng mủ

Khi bị nhiễm trùng vết thương bạn nên rửa sạch vết thương với nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn như Betadine, Povidone…(có thể rửa vết thương với xà phòng nhưng cần chọn loại nhẹ nhàng, không bị kích ứng da khi sử dụng). Trong lúc rửa bạn có thể cắt mở một phần vết thương để rửa sạch.

vệ sinh vết thương nhiễm trung mưng mủ

Vệ sinh vết thương là bước đầu tiên để xử lý vết thương

2.2. Loại bỏ vi khuẩn, mô hoại tử

Loại bỏ dịch mủ, vi khuẩn, mô hoại tử chính là loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng, tránh để tình trạng nhiễm trùng lan rộng vì thế đây cũng là khâu quan trọng bạn cần chú ý. Phương pháp thực hiện bằng các thủ thuật cắt bỏ phần hoại tử (nếu phần hoại tử quá lớn và sâu có thể cần can thiệp bằng phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ).

2.3. Sử dụng thuốc kháng sinh cho vết thương nhiễm trùng mưng mủ

Có thể sử dụng thuốc kháng sinh dạng gel bôi trực tiếp lên vết thương hoặc sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân nếu tình trạng nhiễm trùng vết thương nặng.

2.4. Băng vết thương

Nếu vết thương nhẹ bạn có thể không cần băng lại mà chỉ cần sử dụng băng vết thương dạng xịt Nacurgo tạo màng sinh học Polyesteramide bao phủ vết thương, giúp vết thương nhanh lành, hoặc dùng băng keo cá nhân Urgo hay gạc mỏng bao phủ nhằm tránh cọ xát. Đối với vết mổ, trong thời gian đầu nằm viện, người bệnh sẽ được thay tháo băng bởi các ý tá, bác sĩ. Khi xuất viện có thể để vết mổ thoáng và sạch nhưng vẫn ngăn ngừa nhiễm trùng bằng màng sinh học Polyesteramide. Nếu vết thương nặng hơn, bạn có thể dùng Nacurgo xịt lên trước khi quấn băng nhằm kích thích vết thương mau lành.

băng vết thương nhiễm trùng mưng mủ

Băng vết thương sẽ hạn chế việc tiếp xúc gây nhiễm trùng vết thương

Sau khi xử trí vết thương, bạn nên hạn chế vận động tại khu vực có vết thương và tăng cường bổ sung dinh dưỡng để vết thương mau lành

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital