Những điều cần biết về tăng nhãn áp góc mở

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Minh Hải

Bác sĩ Chuyên khoa Mắt

Tăng nhãn áp góc mở là một bệnh thường gặp, đây còn là một trong những nguyên nhân gây mù lòa vĩnh viễn. Vậy bạn đã nắm được những điều cần biết về tăng nhãn áp dạng góc mở chưa? Tìm hiểu với Thu Cúc TCI qua bài viết này nhé.

1. Tăng nhãn áp góc mở là bệnh gì?

Tăng nhãn áp gồm một nhóm bệnh về mắt gây ảnh hưởng đến các đầu dây thần kinh thị giác, mất dần các tế bào hạch võng mạc, sợi trục thần kinh… Những tác động trên dẫn đến tình trạng thị giác bị suy yếu dần. Bác sĩ khi thăm khám bằng khe đèn có thể phát hiện những thay đổi về thần kinh thị giác điển hình. Dấu hiệu tăng nhãn áp thường đi kèm với áp suất trong mắt (IOP) trên mức độ bình thường ở bệnh nhân.

Tăng nhãn áp góc mở là gì?

So sánh giữa mắt thường và mắt tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp dạng góc mở chính là tình trạng mạn tính nặng dần và rất khó kiểm soát. Bệnh tăng nhãn áp dạng góc mở có những đặc trưng như sau:

– Thường khởi phát ở người lớn tuổi (tầm hơn 65 tuổi).

– Tại một số điểm áp suất trong mắt lớn hơn 21 mmHg (thường ở khoảng 1–21 mmHg).

– Thấy có giác mạc mở và góc mống mắt.

– Tầm nhìn bị mất đi kèm với sợi thần kinh bị tổn thương.

– Bệnh tăng nhãn góc mở thường xuất hiện ở cả 2 mắt bệnh nhân.

– Đôi khi không rõ nguyên nhân cơ bản.

2. Triệu chứng thường gặp khi tăng nhãn áp dạng góc mở

Rất nhiều trường hợp người bệnh không có triệu chứng gì dẫn đến vô cùng khó phát hiện. Ở giai đoạn đầu, nhiều người bị mất đi thị lực ngoại vi song vẫn nhìn thấy do thị lực được con mắt còn lại đảm nhiệm. Lúc đó, bệnh nhân không cảm thấy sự suy yếu của thị giác và vẫn chủ quan. Khi bệnh tình kéo dài và trở nặng, thường gây ảnh hưởng đến thị lực trung tâm là hố mắt. Cuối cùng dẫn đến trên 90% các sợi thần kinh thị giác có thể hư hỏng và không thể phục hồi như ban đầu.

Khi kiểm tra áp suất trong mắt có thể phát hiện ra tăng nhãn áp dạng góc mở chính. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm tra và thăm khám mắt định kỳ là rất lớn. Vì trong quá trình này, bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện các triệu chứng bất thường.

Ngoài ra có thể có các triệu chứng khác không thường gặp. Khi bạn thấy mắt có các dấu hiệu bất thường hãy đi khám sớm và hỏi ý kiến bác sĩ.

3. Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp góc mở

Dù chưa có nguyên nhân chính xác, các bác sĩ và chuyên gia cho rằng sự biến mất dần các tế bào hạch võng mạc và sợi trục thần kinh chính là nguyên do gây ra bệnh. Giai đoạn đầu khó mà phát hiện bệnh do chỉ gây ảnh hưởng thị lực ngoại vi. Tuy nhiên về lâu dài lại suy giảm thị lực trung tâm nghiêm trọng và mất thị lực.

Thoái hóa mạn tính khiến lưu lượng giảm xuống thông qua các sợi mô lưới liên kết – có vai trò hấp thụ thủy dịch.

4. Khi nào người bệnh tăng nhãn áp cần gặp bác sĩ?

Khi bạn thấy mắt có một trong những dấu hiệu kể trên, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt sớm nhất có thể. Bởi mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau khi mắc tăng nhãn áp dạng góc mở chính.

5. Yếu tố gây nên mắc tăng nhãn áp góc mở

Tăng nhãn áp dạng góc mở không bỏ qua cho bất kỳ một ai, từ mọi lứa tuổi đến mọi đối tượng. Tuy nhiên phải kể đến những yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc sau đây:

5.1 Độ tuổi

Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố gây nên sự gia tăng của bệnh tăng nhãn áp góc này. Phổ biến thường là từ 65 tuổi và từ 40 trở lên là có nguy cơ cao.

5.2 Tiền sử bệnh di truyền

Nguy cơ người thân trong gia đình mắc bệnh do di truyền khoảng 4% cho trẻ em và 10% cho anh chị em ruột. Tuy nhiên cũng không phải hoàn toàn khi độ biểu hiện gen khác nhau ở mỗi người.

5.3 Chủng tộc có ảnh hưởng

Ở người châu Phi gốc Caribe nguy cơ mắc bệnh này phổ biến hơn 3-4 lần. Trong đó, bệnh xuất hiện sớm hơn và triệu chứng nặng hơn.

5.4 Cao huyết áp ở mắt

Bạn có biết, khoảng 9% bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp trong vòng 5 năm nếu không được điều trị. Thật là một con số đáng chú ý đúng không?

5.5 Các yếu tố khác gây nên

Ngoài những yếu tố trên, cận thị và bệnh võng mạc cũng là một trong những yếu tố gây bệnh. Ngoài ra, tưởng chừng không liên quan nhưng tiểu đường, huyết áp cao có hệ thống, hạ huyết áp tâm thu cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.

6. Chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp góc mở bằng kỹ thuật y tế gì?

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp góc bác sĩ hay dùng bao gồm:

Có nhiều phương pháp xác định tăng nhãn áp góc mở

Phương pháp xác định tăng nhãn áp dạng góc mở

6.1 Phương pháp 1: Giác nghiệm

Khi muốn xác định bệnh tăng nhãn áp là góc mở hoặc góc đóng người ta sử dụng phương pháp giác nghiệm. Kỹ thuật này để đo góc giữa giác mạc và mống mắt bệnh nhân.

6.2 Phương pháp 2: Độ dày giác mạc

Phương pháp độ dày giác mạc sẽ có thể ảnh hưởng đến số liệu áp suất trong mắt. Trường hợp giác mạc dày hơn bình thường thì sẽ cần nhiều lực hơn để làm thụt giác mạc. Đôi khi số liệu thu được sẽ cao thất thường.

6.3 Phương pháp 3: Áp kế mắt

Đánh giá sức đề kháng của giác mạc chính là phương pháp khách quan nhất đo áp suất trong mắt. Giới hạn ở người bình thường để so sánh khoảng từ 10 mm Hg đến 21 mm Hg.

6.4 Phương pháp 4: Kiểm tra đĩa quang

Chỉ ra tiến triển bệnh một cách trực tiếp chính là phương pháp này. Thông qua tỷ lệ đĩa thị: chỉ số bình thường là 0.3, con số có thể lên đến 0,7 đối với một số người có thể đánh giá tổn thương đĩa thị giác.

6.5 Phương pháp 5: Đánh giá tầm nhìn

Phương pháp này sẽ có sai số tùy thuộc vào sự hợp tác của bệnh nhân. Các yếu tố: mệt mỏi, gọng kính, co đồng tử và độ mờ phần tử có thể ảnh hưởng đến quy trình đánh giá này.

7. Phương pháp điều trị

Y học phát triển dẫn đến có vô vàn phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp góc. Quan trọng mấu chốt ở chỗ tìm được phương pháp phù hợp với bạn.

Bệnh nhân thăm khám tại Thu Cúc TCI

Bệnh nhân cao tuổi thăm khám tại Thu Cúc TCI

7.1 Sử dụng thuốc điều trị

Nếu sử dụng thuốc làm hạ nhãn áp hợp lý có thể giảm lượng thuốc và xác suất gây tác dụng phụ. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc khác nhau giúp việc điều trị tăng nhãn áp hiệu quả.

Thuốc sử dụng có thể kể đến như:

– Thuốc Beta-adrenergic blockers (ví dụ như timolol, levobunolol, carteolol…).

– Thuốc kích thích thần kinh giao cảm (ví dụ như epinephrine, dipivefrin).

Trên đây chỉ là một số tên thuốc phổ biến, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng khi không có chỉ dẫn của bác sĩ.

7.2 Điều trị bằng laser

Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng laser trong các trường hợp:

– Không tuân thủ theo các loại thuốc chỉ định.

– Hoặc bệnh nhân cần giảm áp lực nội nhãn và đang điều trị nội khoa chấp nhận.

3 tùy chọn laser có thể được sử dụng cho bệnh tăng nhãn áp dạng góc mở là:

– Tạo hình vùng bè bằng laser argon (viết tắt ALT).

– Tạo hình vùng bè chọn lọc (viết tắt SLT).

– Tạo hình vùng bè bằng laser quang đông (viết tắt MDLT).

7.3 Phẫu thuật

Khi tình trạng thần kinh mắt bất thường có liên quan đến tăng nhãn áp trở nặng (hoặc dự kiến sẽ trở nặng) bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Lưu ý gồm bất kỳ mức độ nhất định nào và bệnh nhân đang điều trị nội khoa chấp nhận.

3 phương pháp phẫu thuật có thể được sử dụng như sau:

– Thủ thuật phổ biến: cắt lưới sợi mô liên kết.

– Phẫu thuật để cấy ghép thoát nước.

– Đông hóa thể mi (hay còn gọi CPC).

7.4 Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu tăng nhãn áp (MiG)

Phương pháp này tân tiến và có tiềm năng hơn, bao gồm:

– Phẫu thuật cắt củng mạc sâu/mở ống Schlemme bằng chất nhày.

– Khâu tạo thành hình ống 360 độ.

– Thủ thuật trabectome.

– Dùng laser nội nhãn để quang đông thể mi(ECP).

– Thủ thuật CyPass Microstent.

Chắc hẳn qua bài viết này bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh tăng nhãn áp dạng góc mở. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có cách xử lý kịp thời nhất nhé.

Liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn thêm các thông tin chi tiết về bệnh lý mắt bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital